Một trong những phương thức phổ biến, trong trường hợp nhà nước tiến hành các hoạt động đầu tư công, hay mua sắm chính phủ đó là đấu thầu. Đây, là phương thức để nhà nước có thể lựa chọn được những, nhà thầu phù hợp với mục đích, cũng như chi phí hợp lý khi tiến hành các hoạt động này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, không ít các vụ án lùm xùm xung quanh vấn đề Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng gây thất thoát tài sả nhà nước. Vậy, mức án đối với tội này, được quy định thế nào ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đấu thầu là gì ?
Theo quy định khoản 12 điều 4 tại Luật đấu thầu 2013 có giải thích về đấu thầu như sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Thực tế, việc đấu thầu, là một trong những quá trình nhà nước, lựa chọn những nhà thầu có uy tín, để thực hiện các mục đích về đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay có không ít các trường hợp, một số cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình; tiến hành việc móc nối chỉ định thầu trái pháp luật, dẫn đến vi phạm quy định về đấu thầu nghiêm trọng; từ đó gây ra thất thoát cho tài sản nhà nước, vậy hành vi này bị xử lý thế nào ?
Có thể bạn quan tâm
Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý thế nào ?
Theo quy định tại điều 222 Bộ Luật hình sự 2015; quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 1- 5 năm
Theo đó người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây; gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm khi có các hành vi sau:
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
- Thông thầu;
- Gian lận trong đấu thầu;
- Cản trở hoạt động đấu thầu;
- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;…
Phạt tù từ 3-12 năm
Trường hợp có các hành vi sau thì bị phạt tù từ 3- 12 năm bao gồm:
- Vì vụ lợi;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Trong trường hợp, vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng, thì mức hình phạt nặng nhất là 10-20 năm. Đồng thời, áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, từ 01- 05 năm.
Cấu thành tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vi phạm quy định; về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
Khách thể của tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu; đồng thời xâm phạm vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước.
Mặt chủ quan của tội phạm
Về dấu hiệu lỗi: Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Về mục đích và động cơ : Nhằm mục đích thu lợi bất chính từ hành vi, lợi ở đấy có thể là về vật chất như tiền bạc, hoặc các lợi ích về tinh thần như chức vụ, địa vị… từ đó làm lợi cho bản thân, hoặc những người có liên quan.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng này; thể hiện qua việc người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây: can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép.
Từ các hành vi khách quan này, đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát, ảnh hưởng đến tài sản nhà nước, như đó gây ra các tình trạng thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng về thời gian cũng như tiến độ hoàn thành công việc…
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý thế nào ? giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Hiện nay pháp luật có nhiều biện pháp; cũng như hình thức xử lý đối với các trường hợp đấu thầu trái quy định. Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm; trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:
Cảnh cáo, phạt tiền;
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;
Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu; còn bị xử lý theo quy định của luật cán bộ, công chức
Mức bồi thường thiệt hại đối với hành vi nêu trên được xác định theo Thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.
Đối với hành vi hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể bị Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm. Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 222 BLHS 2015