Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo. Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý. Đối với các cơ quan nhà nước kỳ luật là khuôn mẫu nhất định buộc các cán bộ, công chức, viên chức phải làm theo, nếu không thực hiện theo các quy tắc đó họ sẽ bị xử lý kỷ luật, việc xử lý kỷ luật này sẽ mang tính pháp lý. Cùng Luật sư X tìm hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới điều gì qua bài viết dưới đây.
Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới
Để hiểu vi phạm kỷ luật là gì, trước hết chúng ta cần hiểu kỷ luật là gì? Kỷ luật là những quy tắc, quy định chung, quy tắc xử sự chung trong một môi trường nào đó do cơ quan nhà nước hay tổ chức đặt ra. Việc quy định, đặt ra kỷ luật sẽ giúp quản lý các hoạt động dễ dàng, hiệu quả hơn.
Vi phạm kỷ luật được hiểu là hành vi vi phạm những quy tắc, quy định chung đã được đặt ra tại một môi trường nhất định (đó có thể là môi trường học tập, môi trường làm việc). Việc vi phạm kỷ luật có thể bị xử phạt, xử lý theo quy định đã được đặt ra.
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
Khi vi phạm kỷ luật thì người sử dụng lao động có thể áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật.
Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ
Vì kỷ luật đặt ra là nhằm điều chỉnh, quản lý các quan hệ trong một môi trường cụ thể, nhằm tạo ra kết quả tốt nhất. Chính vì vậy mà việc vi phạm kỷ luật có để lại những hậu quả như: Không hoàn thành được mục tiêu chung mà tập thể đã đặt ra, gây ảnh hưởng đến kết quả chung; bản thân cá nhân vi phạm kỷ luật sẽ mất đi nhiều cơ hội trong môi trường làm việc, có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định đã đặt ra. Chính vì vậy mà việc tuân thủ kỷ luật là một trong những điều mà mỗi chúng ta cần cố gắng đặt được để công việc được thuận lợi hơn.
Vi phạm kỉ luật lao động
ỷ luật lao động bởi nó là vấn đề hiện hữu trong quan hệ lao động mà bất kỳ ai trong chúng ta đều dễ dàng bắt gặp. Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, vấn đề này được quy định như sau:
- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
- Vi phạm kỷ luật lao động là việc thực hiện các hành vi vi phạm được người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Trường hợp có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì:
– Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.
Khi có lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động được phép xử lý các hành vi vi phạm đó. Tuy nhiên trên thực tế không phải bất kỳ mọi trường hợp người sử dụng đều có thể xử lý vi phạm kỷ luật người lao động. Căn cứ theo khoản 4, 5 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
“ 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hiệu xử lý kỷ luật.
Mời bạn xem thêm:
- 10 Lời thề, 12 điều kỷ luật của quân đội là những lời nào?
- Các bước kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tính kỷ luật của một cá nhân được thể hiện qua những vấn đề như sau:
– Có khả năng làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kỳ một cá nhân nào bên ngoài.
– Người có tính kỷ luật sẽ tự đề ra mục tiêu cho mình để cố gắng phấn đấu, vươn lên dựa trên quy định kỷ luật đó.
– Tính kỷ luật thể hiện ở việc ý chí vững vàng, dù gặp khó khăn, gian nan, cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật, chứ không chọn con đường tắt, sai trái.
– Tính kỷ luật thể hiện từ những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, dù chỉ là những tiểu tiết nhỏ nhưng không bao giờ vượt quá quy định kỷ luật.
– Tính kỷ luật của một người không phải là sự cứng nhắc, áp dụng một cách máy móc, mà từ những quy định kỷ luật đó có những sáng tạo, thực hiện mọi việc vì mục đích tốt nhất.
– Luôn tuân theo những quy định của nhà nước và pháp luật.
Điều 124 BLLĐ năm 2019 đã liệt kê 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động; mà người lao động có thể bị áp dụng, đó là: Khiển trách, Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, Cách chức, Sa thải.
Theo quy định tại Điều 123. Bộ luật lao động 2019:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NDLĐ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Pháp luật quy định không được xử lý kỷ luật lao động trong thời gian quy định tại khoản 4 điều 122 Bộ luật lao động 2019. Khi hết thời gian quy định đó, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên