Để ghi nhận sự kiện có thật, làm bằng chứng trước Tòa án khi có những tranh chấp phát sinh, đảm bảo giảm thiểu những rủi ro pháp lý thì trong những trường hợp nhất định cần lập vi bằng. Vậy vi bằng là gì? Các trường hợp nào phải lập vi bằng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
Vi bằng là gì?
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đã nêu khái niệm vi bằng như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Theo định nghĩa nếu trên ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Đặc điểm của vi bằng
- Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.
- Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thứ và nội dung của Vi bằng được quy định tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
- Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
Giá trị của vi bằng
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp lập vi bằng
Để ghi nhận sự kiện có thật, làm bằng chứng trước Tòa án khi có những tranh chấp phát sinh, đảm bảo giảm thiểu những rủi ro pháp lý thì những trường hợp sau đây nên lập vi bằng:
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.
- Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
- Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.
- Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
- Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.
- Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.
Xem thêm: Dịch vụ lập vi bằng tại Hà Nội
Hi vọng bài viết “Vi bằng là gì? Giá trị vi bằng đến đâu? Các trường hợp lập vi bằng?” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936.358.102
Câu hỏi thường gặp
Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện; hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; cụ thể là ghi nhận có việc giao nhận tiền; giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng thực.
Giá trị của vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; cụ thể trong các trường hợp này là ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền; giao nhận giấy tờ nhà đất giữa các bên. Có thể thấy vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng; chứng thực. Do vậy, việc xây cất; sửa chữa; thế chấp; chuyển nhượng nhà đều không được phép. Như vậy, việc mua bán; chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay; thông qua hình thức lập vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là bên mua.
Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện; hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.