Xin chào Luật sư, em là An, sinh viên năm ba, khoa Luật tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập đến môn Luật Thương mại thì em có một vài thắc mắc liên quan đến văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài như sau: Luật sư cho em hỏi văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có là pháp nhân không? Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được phản hồi.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có tư cách pháp nhân không của bạn thì hãy tham bảo bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là gì? Pháp nhân là gì?
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Pháp nhân được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,.. theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân và các tổ chức khác.
Thế nào là có tư cách pháp nhân?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn 4 điều kiện sau:
– Được thành lập hợp pháp: Phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
Căn cứ quy định tại Điều 82 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quy định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp. Quy định này loại bỏ tư cách pháp nhân của những tổ chức được thành lập bất hợp pháp.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Điều này có nghĩa là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
+ Tổ chức là một tập thể người được dưới một hình thức nào đó phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để biến một tập thể người thành một thể thống nhất có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập.
+ Cùng với đó, pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Pháp nhân không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình nghĩa là trả nợ hết tài sản thì thôi, năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn;
+ Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân.
+ Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân. Thành viên của pháp nhân, độc lập với Cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác.
Tài sản của pháp nhân hình thành từ các nguồn: Nhà nước giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ; từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp được thừa kế hay tặng cho.
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Pháp nhân là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự hay các quan hệ khác khi pháp nhân nhân danh chính mình mà không phải nhân danh bất cứ một cá nhân hay pháp nhân khác.
+ Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định, điều lệ pháp nhân. Cùng với đó, trong quan hệ tố tụng, pháp nhân có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa án.
Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có là pháp nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, cụ thể:
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”
Do đó, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không phải là pháp nhân, mọi hoạt động của VPĐD không được tự ý tổ chức hay quyết định mà phải thông qua ủy quyền của doanh nghiệp – một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
Ủy quyền phải thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?
Ủy quyền phải thực hiện theo đúng nguyên tắc dưới đây
+ Nội dung giấy ủy quyền phải được bên ủy quyền lập ra, ký kết và ban hành.
+ Giấy ủy quyền được thành lập bằng văn bản và không trái với nội dung của hợp đồng ủy quyền.
Có thể bạn quan tâm
- Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu?
- Quy định mới nhất về cấp phép kinh doanh karaoke năm 2022
- Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có là pháp nhân?“. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại có thể giúp ích cho quý khách hàng của Luật sư X. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, dịch vụ công chứng tại nhà hay hồ sơ giải thể công ty cổ phần, max số thuế cá nhân … mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 5 Điều 17 Luật Thương mại 2005, văn phòng đại diện có quyền có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Một thương nhân nước ngoài có thể mở nhiều hơn một VPĐD tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ được mở một văn phòng đại diện của thương nhân đó trên phạm vi lãnh thổ của một tỉnh của Việt Nam.
Sự khác biệt cơ bản nhất là khả năng tạo ra lợi nhuận trực tiếp, cụ thể là:
Văn phòng đại diện không được phép trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời, và hoạt động của văn phòng đại diện bị giới hạn ở việc nghiên cứu thị trường và thực hiện các hoạt động không phát sinh lợi nhuận khác. Do đó, văn phòng đại diện không được trực tiếp ký kết hợp đồng với các công ty khác trừ khi được ủy quyền bằng văn bản.
Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động thương mại khác theo giấy phép thành lập, do đó chi nhánh có thể tham gia ký kết hợp đồng với các công ty khác và được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.