Chào Luật sư! Tôi ở vùng cao, nơi có điều kiện. kinh tế – xã hội khó khăn. Do thiếu hiểu biết, con trai tôi đã bị các đối tượng xấu dụ dỗ vận chuyển ma túy lấy công. Nay cháu đã bị cơ quan công an phát hiện và bắt giữ. Gia đình rất lo lắng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Vận chuyển trái phép chất ma túy có bị xử tử hình không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thi hành án tử hình là gì?
Thi hành án tử hình là việc tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục, phòng ngừa chung. Mới đây, ngày 08/04/2020 Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Theo quy định của pháp luật thì trình tự thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác
Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim
Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Ma túy là gì?
Ma túy là chất gây nghiện. Chất này có nguồn gốc từ tự nhiên, được tổng hợp và đưa vào người bằng nhiều cách. Cách phổ biến thường gặp là tiêm, chích, hút, nhai, nuốt. Khi vào cơ thể sẽ khiến người sử dụng thay đổi trạng thái ý thức. Lạm dụng vào ma túy sẽ gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Hành vi vận chuyển ma túy
Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP. Hành vi vận chuyển trái phép được mô tả như sau:
Vận chuyển ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.”
Những người giữ hộ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác. Mà họ biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy đó. Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với đồng phạm.
Cấu thành tội phạm tội vận chuyển trái phép ma túy?
Chủ thể của tội vận chuyển trái phép ma túy
Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép ma túy
Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý; Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý (là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).
Khách thể của tội vận chuyển trái phép ma túy
Hành vi phạm tội trên xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép ma túy
“Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán; tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó; thì bị truy cứu hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.
Hành vi vận chuyển thuê heroin bị xử lý như thế nào?
Hành vi vận chuyển thuê heroin là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi này bị xử phạt theo điều 250, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với các khung án sau:
Vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?
Khung 1
Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
- Qua biên giới;
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Vận chuyển trái phép chất ma túy có bị xử tử hình không?
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy có thể bị xử án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp thuộc khoản 4 điều 250 Bộ luật hình sự hiện hành.
Giải quyết vấn đề
Tội phạm về ma túy là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Để đẩy lùi tội phạm này, nhà nước đã ban hành nhiều chế tài. Tùy theo tính chất, mức độ mà tội vận chuyển trái phép chất ma túy phải chịu các khung hình phạt khác nhau. Hình phạt cao nhất hiện tại có thể lên tới mức án tử hình.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Thanh niên vận chuyển ma túy đến nơi cách ly thì bị xử lý như thế nào?
- Hành vi buôn bán thuốc lá lậu trong mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Vận chuyển trái phép chất ma túy có bị xử tử hình không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Tùy vào tính chất, tình hình sự việc. Với Hành vi vận chuyển trái phép ma túy vào Việt Nam. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 500.000.000 đồng. Đồng thời cấm đảm nhiệm, chức vụ, cấm hàng nghề. Hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Có thể nói, nếu một bệnh nhân bị mắc bệnh tâm thần thì họ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất kỳ tội danh nào.
Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).