Văn bản quy phạm pl là gì? Có mấy loại văn bản quy phạm pháp luật? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Văn bản quy phạm pl là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định. Trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:
– Do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bao gồm: Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, uỷ ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với nhau để ban hành thông tư liên tịch.
– Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng.
Hệ thống văn bản quy pham pháp luật là gì?
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là toàn bộ các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành theo trình tự và thủ tục nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dung để quản lý nhà nước vầ điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những đặc điểm sau:
- Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành bởi những có quan nhà nước có thẩm quyền
Tại Việt Nam, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản pháp luật bao gồm các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Trong đó mỗi cơ quan sẽ có thẩm quyền ban hành những văn bản pháp luật riêng.
Ví dụ: Quốc hội ban hành Hiến pháp và Luật; Chính phủ ban hành; Chính phủ ban hành các nghị định…
- Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định
Bất cứ văn bản nào nằm trong hệ thống văn bản pháp luật đều phải được ban hành theo trình tự, thủ tục theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Hệ thống văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể
Hệ thống văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành nên mang ý chí của các cơ quan ban hành.
Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.
- Hệ thống văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc và được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước.
Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay là rất nhiều, ngoài ra ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp.
Các loại văn bản quy phạm pl
Văn bản quy phạm pháp luật được chia làm hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật.
Văn bản luật là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất. Văn bản luật bao gồm Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, các luật, các bộ luật và các nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội. Trong các loại văn bản này thì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí tối cao. Hiến pháp được ban hành với một thủ tục đặc biệt: phải có từ 2/3 số phiếu thuận trở lên của các đại biểu Quốc hội thì Hiến pháp mới có thể được ban hành. Bất kì văn bản pháp luật nào khác trái với Hiến pháp đều là văn bản vô hiệu và phải được bãi bỏ.
Các văn bản dưới luật bao gồm:
- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
- Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, š Chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng : Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội;
- Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp;
- Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp,cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp.
- Cơ quan hành chính: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan tư pháp: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Cơ quan do Quốc hội thành lập: Tổng kiểm toán nhà nước
Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Thể thức văn bản hành chính mới nhất 2019
- Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Văn bản quy phạm pl là gì? Có mấy loại văn bản quy phạm pl?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, dò mã số thuế cá nhân, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Chính phủ ban hành Nghị định.