Hộ gia đình là tập hợp những con người sống chung với nhau dựa trên các quan hệ chủ yếu là hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Hộ gia đình dưới góc độ pháp lý cũng có những quy định riêng, là 1 tổ chức có những hoạt động hợp pháp và cũng có tài sản riêng. Về vấn đề này, hộ gia đình cần phải có cam kết tài sản riêng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Văn bản cam kết tài sản riêng hộ gia đình” qua bài viết sau đây nhé!
Cam kết tài sản riêng là gì?
Cam kết tài sản riêng là việc vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thỏa thuận với nhau về xác định tài sản riêng giữa hai vợ chồng, thỏa thuận này được lập thành văn bản và phải có công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy:
– Những tài sản có căn cứ xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có quyền tự quyết định đoạt tài sản đó mà không cần có văn bản cam kết của người còn lại.
– Đối với những tài sản không có căn cứ rõ ràng để chứng minh là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có trách nhiệm phải chứng minh tài sản triêng đó là của mình. Nếu không có đủ căn cứ để chứng minh về tài sản riêng mà lại có tranh chấp thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung (theo Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Việc thỏa thuận, chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật q cụ thể tại các điều 38, 39, 40 luật Hôn nhân gia đình và phải được lập thành văn bản.
Thủ tục công chứng văn bản xác nhận tài sản riêng
Khi cam kết xác nhận tài sản riêng giữa vợ/ chồng 02 bên phải hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc nào. Văn bản cam kết để có hiệu lực pháp lý thì cần phải được công chứng, chứng thực tại công việc công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân và thông thường thủ tục này sẽ được thực hiện tại văn phòng công chứng để có thể được tư vấn kỹ hơn về pháp luật và được hỗ trợ cung cấp mẫu văn bản cam kết.
Khi công chứng mẫu văn bản cam kết tài sản riêng, vợ/ chồng cần mang theo những giấy tờ như sau:
– Đăng ký kết hôn chứng minh quan hệ vợ chồng, chứng minh thư nhân dân/ thẻ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của vợ chồng.
– Giấy tờ chứng minh về quyền tài sản như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô, đăng ký xe máy, sổ tiết kiệm…
– Dự thảo văn bản cam kết tài sản riêng (nếu có)
Khi thực hiện cam kết về tài sản riêng của vợ chồng tại văn phòng công chứng thì không cần phải có văn bản trước mà có thể yêu cầu dịch vụ công chứng hỗ trợ soạn thảo theo ý chí của vợ chồng. Bên cạnh đó, đối với thủ tục chứng thực tại ủy ban nhân dân thì vợ chồng phải có văn bản soạn trước, cán bộ tại ủy ban sẽ chứng thực chữ ký của vợ chồng, vì thế văn bản chuẩn bị trước sẽ chưa có phần chữ ký.
Văn bản cam kết tài sản riêng hộ gia đình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
VĂN BẢN CAM KẾT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
Hôm nay, ngày …../……/……, tại……………….Chúng tôi gồm:………………………
Tôi là…….., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số…… do công an…… cấp ngày ……, đăng ký hộ khẩu thường trú tại……, có vợ là bà…., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số…..do công an…..cấp ngày….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại……..
Bằng văn bản này, tôi xin khẳng định: Quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại: thửa đất số….., Tờ bản đồ số….., địa chỉ………– theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số …..; Số vào sổ cấp GCN:………., do ………… cấp ngày ……, là tài sản riêng của vợ (chồng) tôi (…….);
Tôi không có đóng góp gì trong việc hình thành tài sản nêu trên và chúng tôi chưa có một thỏa thuận nào về việc sáp nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Kể từ ngày tôi lập và ký văn bản này, bà ….. được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của Pháp luật.
Tôi xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung cam kết trong văn bản này là đúng sự thật;
– Văn bản cam kết này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của cá nhân tôi;
– Tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc cam kết và đồng ý ký tên dưới đây để làm bằng chứng;
Người lập văn bản
(Ký tên)
Tải Văn bản cam kết tài sản riêng hộ gia đình tại đây.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mã hộ gia đình dùng để làm gì?
- Thủ tục pháp lý tranh chấp chia đất hộ gia đình
- Tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Văn bản cam kết tài sản riêng hộ gia đình” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, tra cứu chỉ giới xây dựng, …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Với những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ, hộ gia đình vẫn luôn là một hình thái xã hội “thu nhỏ” tồn tại một cách khách quan. Việc ghi nhận cho hộ gia đình có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung cũng như những quan hệ pháp luật dân sự nói riêng là một vấn đề tất yếu. Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành ghi nhận hộ gia đình có quyền tham gia quan hệ pháp luật dân sự thông qua hành vi của cá nhân là thành viên của hộ. Trường hợp hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện quan hệ đó; hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện quan hệ. Nói cách khác, tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình được “quy chiếu” và xác định theo tư cách của cá nhân thành viên. Tất cả thành viên của hộ gia đình sẽ đều có tư cách tham gia quan hệ pháp luật, hoặc hộ gia đình tham gia xác lập giao dịch dân sự thông qua cơ chế ủy quyền cho một cá nhân là thành viên của hộ gia đình đại diện tham gia. Trường hợp thành viên của hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó được xác định là chủ thể của quan hệ pháp luật do mình xác lập, thực hiện. Có thể hiểu rằng, hộ gia đình hiện nay không còn tư cách là chủ thể độc lập tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật – chủ hộ gia đình nữa. Tư duy pháp lý này giúp tháo gỡ được những vướng mắc và hạn chế đã tồn tại trong thời gian dài, tạo ra cơ chế minh bạch và công khai hơn trong việc xác định tư cách chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, qua đó xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Đối với mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. và trong Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể. và trước hết tài sản chung được chia bằng hiện vật. Nếu tài sản chung không thể chia cắt theo hiện vật thì chủ thể yêu cầu chia được quyền bán phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung đó theo quy định của pháp luật.
– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
– Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
– Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
– Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định.