Vai trò của Luật sư ngày càng được đề cao nhất là trong các lĩnh vực tố tụng. Theo yêu cầu của thân chủ, luật sư sẽ giúp hộ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua việc áp dugnj các quy định của pháp luật. Với mỗi lĩnh vực luật sư có thể đảm nhận các vai trò khác nhau. Vậy Luật sư trong pháp luật tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Vai trò của luật sư khi tham gia tố tụng dân sự là gì? Quyền và nghĩa vụ của luật sư theo pháp luật tố tụng dân sự được quy định ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào về Luật sư?
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Theo đó Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật. Theo yêu cầu của khách hàng, luật sư áp dụng các quy định của pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Luật sư sẽ thực hiện các công việc gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ.
Căn cứ Điều 22 Luật luật sư quy định về phạm vi hành nghề của Luật sư như sau:
“1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.”
Theo đặc thù công việc, luật sư sẽ đảm nhân hai vai trò đó là luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Luật sư tư vấn thường sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Còn với luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.
Với các chức năng này hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Luật sư có các quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 21 Luật luật sư, Luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau:
“Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư
1. Luật sư có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của luật sư sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của Luật sư và được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự
Theo Khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;
d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.”
Bên cạnh đó theo Khoản 2 Điều 21 Luật luật sư quy định về phạm vi hành nghề của luật sư như sau:
“2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên có thể thấy luật sư tham gia vào tố tụng dân sự với tư cách là người diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án dân sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Khi tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, Luật sư có các quyền và nghĩa vụ theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
2. Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
3. Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.
6. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
7. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
8. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
9. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
10. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
11. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
12. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
13. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó Luật sư còn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều Luật sư có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
Người đại diện của đương sự
Theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Luật sư tham gia tố tụng dân sự có thể với tư cách là người đại diện của đương sự trong trường hợp được đương sự ủy quyền. Nói cách khác chính là người đại diện theo ủy quyền. Khi đó luật sư sẽ có các quyền và nghĩa vụ của người đại diện.
Theo Điều 86 Bộ luật dân sự:
“Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”
Theo đó Luật sư sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung văn bản ủy quyền giữa luật sư và bên được đại diện.
–Trong đó luật sư sẽ không được làm người đại diện của đương sự trong trường hợp sau đây:
+ Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
+ Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý nhu cầu sử dụng dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh, hoặc muốn tìm hiểu về trình tự, thủ tục hồ sơ đơn phương ly hôn, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quyền và nghĩa vụ của người tập sự luật sư như thế nào?
- Luật sư tập sự có được tham gia tố tụng không?
- Người bào chữa trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật sư có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Do đó một luật sư hoàn toàn có thể đại diện cho người người trong cùng một vụ án với điều kiện quyền lợi của họ không đối lập với nhau: có thể cùng là bên bị hại; hoặc một bên là nguyên đơn/bị đơn bên còn lại là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,…
Do đó Luật sư có thể vừa đại diện cho bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong cùng một vụ án dân sự miễn quyền lợi của những người được đại diện.
Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư ;
b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
đ) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
e) Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
g) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
h) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
i) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
k) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm những người sau:
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.