Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay để đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục hành chính công, Việt Nam đã cho xây dựng nên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Về tầm nhìn trước mắt, người dân có thể thấy được đó là kể từ ngày có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì các thủ tục hành chính diễn ra dễ dàng hơn. Vậy theo quy định của pháp luật thì rốt cuộc vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam là như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 06/QĐ-TTg
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
The quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quyền và nghĩa vụ của công dân về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo quy định tại Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
– Công dân có quyền sau đây:
- Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
- Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
- Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân;
- Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
– Công dân có nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật có liên quan;
- Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân;
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật có liên quan;
- Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
- Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
- Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật Căn cước công dân.
– Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 5.
Thông tin về công dân được thu thập và cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
– Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
– Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư. Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 9 chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.
Quản lý khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
– Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
– Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam
– Đối với công tác quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân:
- Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhập, thu thập các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc để dùng chung cho các bộ, ngành và chính quyền các cấp tại cơ sở, nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng một người dân phải sử dụng quá nhiều giấy tờ cá nhân nhưng không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc ngời dân phải xuất trình hoặc nộp các bản sao có chứng thực của các giấy tờ công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và thời gian đi lại của Nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
- Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhập thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chắc biến động dân cư, quản lý các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Cơ sở dữ liệu dân cư được xây dựng với mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc, làm tăng khả năng khai thác, cập nhập thông tin về dân cư, hạn chế tối đa sự trùn lặp thông tin, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời, Cơ sở dữ liệu về dân cư góp phần làm giảm khối lượng hồ sơ giấy tờ đang được lưu trữ quản lý tại cơ quan hành chính.
-Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm: Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhập các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Từ hệ thống cơ sở dữ liệu về dân cư đó, sẽ giúp hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân được dễ dàng hơn, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
-Trong việc hoạch định, phát triển kinh tế của Nhà nước: Từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các bộ, ngành có thể tra cứu các thông tin như: Di biến động về tình hình dân cư, số lượng người đến độ tuổi lao động tại các địa phương, từ đó có thể bố trí, sắp xếp các khu kinh tế trọng điểm tại địa phương mình; số lượng trẻ dưới 14 tuổi và trên 14 tuổi để sắp xếp xây dựng các trường học; …
Theo quy định tại Quyết định 06/QĐ-TTg có đề cập: Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 – 2030.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vai trò của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu đơn xin trích lục khai sinh; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quản lý tập trung, thống nhất và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế – kỹ thuật.
– Bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng.
– Bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
– Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
– Thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người và quyền công dân.
– Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho công dân.
– Thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, an toàn; duy trì, khai thác, sử dụng hiệu quả và lưu trữ lâu dài.