Công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được bắt đầu thí điểm từ năm 1990 – 1991 và chính thức triển khai vào năm 1992 với chiến lược đặt ra là cơ bản hoàn thành vào năm 2020. Cùng với việc tái cơ cấu nền kinh tế, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được đẩy mạnh trong giai đoạn 2011- 2015 và 2016 – 2020 để đảm bảo vận hành đầy đủ cơ chế thị trường. Vậy, vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết này nhé!
Vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa về thực chất là quá trình chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu để huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên qua kết quả kiểm toán cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập cần có giải pháp thích hợp.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới được đặt trong một quá trình rộng lớn hơn là tư nhân hóa.
Nó được hiểu là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện tại.
Theo quy định tại Điều 3 Khoản 1.Nghị định 126/2017/NĐ-CP giải thích về khái niệm cổ phần hóa là doanh nghiệp thuộc các đối tượng:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II)…. thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Việc này nhằm đa dạng hóa sở hữu tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần cho các chủ sở hữu khác, do đó cần phải xác định được phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Ý nghĩa của cổ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước:
- Cổ phần hóa có ý nghĩa làm cho chủ sở hữu trong doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn.
Chính vì vậy nó giải quyết được khá triệt để vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vốn đã gây ra những vướng mắc về hiệu quả và sự kém năng động trong sản xuất kinh doanh.
- Có ý nghĩa to lớn trong việc xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ.
- Tạo cho những người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp như họ mong muốn. Bằng việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia vào các vấn đề quan trọng của công ty, nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động.
- Tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, từ đó tạo vòng xoáy thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Với sự xuất hiện của những công ty cổ phần, hàng hóa chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ nhiều hơn, chất lượng hơn.
Những loại hình doanh nghiệp áp dụng chính sách cổ phần hóa
Xuất phát từ việc xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế và chủ trương không tư nhân háo khu vực kinh tế nhà nước nên ở nước ta chỉ chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần chứ không chuyển toàn bộ số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Tùy thuộc vào mức độ chi phối đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế mà nhà nước sẽ quyết định nắm giữ cổ phần hoặc không nắm giữ cổ phần.
Cổ phần doanh nghiệp nhà nước phải góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và phải nằm trong chương trình tổng thể và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội do nhà nước vạch ra, chứ không phải do sự chủ động sáng tạo của doanh nghiệp.
Khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần có quy định những loại hình doanh nghiệp sau được phép áp dụng chính sách cổ phần hóa.
- Doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Điều kiện cổ phần hóa
Đề có thể tiến hành thực hiện cổ phần hóa, các loại hình doanh nghiệp trên cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
Thứ nhất, không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;
- Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam;
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
- Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam;
- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;
- Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;
- Tổng công ty Cà phê Việt Nam;
- Tổng công ty Lương thực miền Nam;
- Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
- Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;
- Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;
Thứ ba, đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Chi phí thực hiện cổ phần hóa
Chi phí cổ phần hóa là các khoản chi được xác định từ thời điểm quyết định cổ phần hóa đến thời điểm bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần.
Chi phí cổ phần hóa được thanh toán từ nguồn tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 40/2018/TT-BTC.
Chi phí cổ phần hóa bao gồm:
– Một là, các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp:
- Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ;
- Chi phí Hội nghị người lao động để triển khai cổ phần hóa;
- Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp;
- Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần;
- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần;
- Chi phí tổ chức họp Đại hội cổ đông lần đầu.
– Hai là, tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan.
– Ba là, thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc:
- Mức thù lao hàng tháng cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc tối đa không quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.
- Thời gian thanh toán thù lao cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc theo thực tế nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc.
- Bốn là, Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói giá rẻ 2022
- Mã số thuế cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành
- Thủ tục tạm ngưng công ty TNHH theo quy định pháp luật
- Chi phí thành lập công ty cổ phần
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra cứu quy hoạch xây dựng, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
– Với lãnh đạo doanh nghiệp: việc đã quen với việc được ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân khiến các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể thích ứng được với công việc tự làm tự ăn khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngoài ra còn tồn tại một vấn đề đó là các lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu một số vốn lớn sẽ chiếm lĩnh được một lượng cổ phần lớn và chu trình này có thể lặp lại.
– Đánh giá đúng doanh nghiệp nhà nước: hiện nay không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng đều làm ăn thua lỗ. Do vậy cần đánh giá đúng doanh nghiệp cần phải cổ phần hóa hay không. Có như vậy thì mới có thể giúp cho công việc này thực sự có hiệu quả.
– Hạn chế của nhân viên công ty: vừa là cơ hội và đồng thời là thách thức đối với nhân viên của doanh nghiệp cổ phần hóa. Bởi số vốn đầu tư ít ỏi khiến cơ hội của họ để làm chủ tài chính của mình không quá nhiều bởi tiềm ẩn rủi ro công việc này là khá lớn.
– Trình độ yếu kém của đội ngũ quản lý, cán bộ công nhân viên. Đồng thời là sự yếu kém trong trình độ công nghệ. Theo đó, do không áp dụng công nghệ tiên tiến dẫn tới sản phẩm kém chất lượng, giá thành không cao.
– Hệ thống quản lý chưa được đồng bộ, hoàn chỉnh. Khi còn quá nhiều mâu thuẫn chồng chéo, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do hiệu lực pháp lý còn thấp. Pháp luật còn nhiều kẽ hở do các bộ phận kém linh hoạt và không ổn định.