Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Do đó, quyền bầu cử chính là quyền cao cả của mỗi công dân, đó còn là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quyền bầu cử của mỗi công dân đã được ghi nhận tại Điều 27 Hiến pháp 2013.
Cùng Luật sư X tìm hiểu ủy quyền bầu cử là gì qua bài viết dưới đây.
Uỷ quyền bầu cử là gì?
Bầu cử là phương thức lựa chọn người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
Quyền bầu cử, quyền ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn người đại diện cho mình của công dân.
27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Bầu cử để tạo ra nhân sự của các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy, bầu cử còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định.
Bầu cử là ủy quyền cho các đại biểu thực thi quyền lực nhà nước
Dân chủ đại diện là việc nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình thực thi quyền lực nhà nước. Dân chủ vì vậy gắn với hành vi ủy quyền nhiều hơn với hành vi đại diện. Và toàn bộ sự anh minh chính trị của một cộng đồng nằm ở khả năng thiết lập và vận hành cơ chế ủy quyền. Có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết trong cơ chế này. Thí dụ như: Việc ủy quyền được thực hiện như thế nào? Ủy quyền đến đâu và theo phương thức gì? Ủy quyền bao lâu và điều kiện tái ủy quyền? Mối quan hệ giữa người được ủy quyền và chủ nhân thực sự của quyền lực được thiết kế như thế nào? Ủy quyền cho ai, làm thế nào để chọn được chính xác những người này?
Ủy quyền được thực hiện theo nguyên tắc “Chọn mặt gửi vàng”. Năm tiêu chuẩn mà Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đề ra là căn cứ quan trọng cho việc “chọn mặt” nói trên như sau:
- 1. Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và với Hiến pháp;
- 2. Có phẩm chất đạo đức tốt;
- 3. Có trình độ, năng lực;
- 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
- 5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của QH và HĐND).
Nhân dân bỏ phiếu cho ai chính là ủy quyền cho người đó thay mặt mình điều hành công việc của đất nước. Về mặt pháp lý, sự ủy quyền chỉ được xác lập khi các ứng cử viên giành được từ trên 50% số phiếu của cử tri và có số phiếu cao hơn.
Hiểu được quyền và nghĩa vụ công dân khi bầu cử luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời, để mỗi công dân nhận thức rõ được trách nhiệm của mình khi tham gia bầu cử, đánh tan mọi âm mưu chống phá của kẻ thù trước thềm ngày bầu cử, phản bác luận điệu xuyên tạc của kẻ thù nhằm kích động nhân dân không tham gia đi bầu.
Mỗi người dân cần nhận thức đúng đắn ý tầm quan trọng, mục đích của Cuộc bầu cử, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó, mỗi công dân cần tự mình tham gia bầu cử, trực tiếp, khi bầu cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên có đức, có tài, có năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử. Đồng thời, cần hết sức tỉnh táo khi tham gia vào trang thông tin mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin xấu độc, cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn của kẻ xấu, không ủng hộ, không chia sẻ các thông tin xấu độc, có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và chế độ, cùng với việc mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như ngoài xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở Cuộc bầu cử.
Ủy quyền người khác đi bầu cử thay có được không?
Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cũng quy định tại Điều 69: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND.
Cử tri phải tự mình đi bầu cử và không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
Căn cứ quy định nêu trên thì mỗi công dân phải tự mình đi bầu cử và không được phép nhờ người khác đi bầu cử thay, trừ một vài trường hợp đặc biệt theo luật định. Các trường hợp đặc biệt này (tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND) gồm:
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ, Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Như vậy, không thể đi bầu cử thay cho người vắng mặt. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định, khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. Việc bầu cử thay là vi phạm pháp luật, làm sai lệch kết quả bầu cử.
Mời bạn xem thêm:
- Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân
- Người đang cách ly Covid-19 có được quyền bầu cử hay không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, tạm dừng công ty, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.