Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Bài viết xoay quanh tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân. Vậy ủy ban nhân dân được tổ chức thành mấy cấp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Ủy ban nhân dân được tổ chức thành mấy cấp?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ủy ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã
- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban hành chính.
Ủy ban nhân dân được chia thành mấy cấp?
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
– Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện/quận
– Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện
- Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn/thị xã
– Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
Ủy ban hành chính
Ủy ban hành chính là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương các cấp và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Thuật ngữ này lần đầu tiên được quy định theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 và Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945.
Cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân
Theo mô hình hội đồng – Ủy ban của chính quyền địa phương (CQĐP) ở Việt Nam, cơ quan chấp hành của HĐND ở tất cả các cấp, tức UBND, đều là một tập thể bao gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên UBND do HĐND cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và có cùng nhiệm kì với HĐND cùng cấp.
Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch UBND theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch UBND được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch UBND được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên UBND theo giới thiệu của Chủ tịch UBND. Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Số lượng các Phó chủ tịch UBND ở các cấp là khác nhau tùy theo quy mô và phân loại của CQĐP tương ứng. Các UBND cấp tỉnh thường có 3 hoặc 4 Phó chủ tịch, riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tối đa 5 Phó chủ tịch. UBND cấp huyện thường có 2 hoặc 3 Phó chủ tịch. Cấp xã có 1 hoặc 2 Phó chủ tịch.
Số lượng ủy viên UBND ở các cấp khác nhau cũng khác nhau. Ủy viên UBND cấp tỉnh là người đứng đầu cơ quan chuyên môn và tương đương, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an. Ủy viên UBND cấp xã chỉ bao gồm ủy viên phụ trách quân sự và ủy viên phụ trách công an.
Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Ủy ban nhân dân được tổ chức thành mấy cấp?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về mẫu xin tạm ngừng kinh doanh; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ủy ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Ủy ban hành chính.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
3. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân ở đô thị