Uỷ ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước, có vai trò và chức năng quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Pháp nhân là những tổ chức đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được công nhận. Vậy ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Ủy ban Nhân dân là gì?
Ở Việt Nam, Uỷ ban nhân dân là khái niệm được dùng từ khi có Hiến pháp năm 1980 đến nay, còn theo Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1946 cơ quan này được gọi là Uỷ ban hành chính. Theo pháp luật hiện hành Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu hội đồng nhân dân. Kết quả bầu thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn, kết quả bầu các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh…
Uỷ ban nhân dân họp mỗi tháng ít nhất một lần do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân triệu tập và chủ toạ. Các quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể của nhân dân ở địa phương được mời tham dự các phiên họp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn về vấn đề có liên quan. Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quan trọng do luật định thuộc thẩm quyền của mình thông qua các phiên họp, đó là:
1) Chương trình việc làm của Uỷ ban nhân dân;
2) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân;
3) Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế – xã hội, thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân;
4) Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc phân vạch, điểu chỉnh địa giới, đơn vị hành chính ở địa phương.
Vai trò và chức năng của Uỷ ban nhân dân
Vai trò, thức năng của Ủy ban nhân dân được Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:
1 . Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân tổ thức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Chế độ làm việc của ủy ban nhân dân
Chế độ làm việc và cũng là nguyên tắc hoạt động của ủy ban nhân dân được quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 với nội dung:
“Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân ”.
Như vậy, ủy ban nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập thể quyết định kết hợp với vai trò cá nhân của Chủ tịch ủy ban nhân dân. Hai nội dung này ở góc độ nào đó vận hành theo chiều ngược nhau và phản ánh sự áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của ủy ban nhân dân. Về nguyên tắc, những vấn đề quan trọng nhất trong công tác của ủy ban nhân dân phải được bàn bạc và quyết định bởi tập thể ủy ban nhân dân theo nguyên tắc đa số quá nửa. Trường họp số phiếu bằng nhau thì theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân. Các vấn đề này thường liên quan tới xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, công tác tổ chức, công tác thực hiện ngân sách, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, phân cấp, ủy quyền cho cơ quan cấp dưới (Xem các Điều 21,28, 35, 38,49, 63, 70 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).
Bên cạnh đó, vai trò của cá nhân Chủ tịch ủy ban nhân dân cũng rất nổi bật. Mối quan hệ giữa Chủ tịch ủy ban nhân dân với ủy ban nhân dân khác với mối quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân không phải là người lãnh đạo Hội đồng nhân dân cùng cấp mà chỉ là người lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân, mà Thường trực Hội đồng nhân dân cũng không phải là cơ quan lãnh đạo đối với Hội đồng nhân dân mà chỉ có vai trò triệu tập, chuẩn bị kì họp, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân…1 Chủ tịch ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của ủy ban nhân dân nói chung và từng thành viên ủy ban nhân dân nói riêng; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của tất cả các cơ quan chuyên môn trực thuộc, về mặt chuyên môn, Chủ tịch ủy ban nhân dân lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các mặt nhiệm vụ chuyên môn của ủy ban nhân dân cùng cấp. về mặt tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc và đề cử họ làm ủy viên ủy ban nhân dân, đề cử Phó chủ tịch ủy ban nhân dân (Khoản 1 Điều 104, Điều 105 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Điều 22, 29, 36,43, 50, 57, 63, 71 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Như vậy vai trò của cá nhân Chủ tịch ủy ban nhân dân là vai trò chi phối, lãnh đạo hoạt động chung của ủy ban nhân dân.
Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Căn cứ Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Uỷ ban nhân dân như sau:
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân không phải là pháp nhân, không có tài sản độc lập, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công chứng giấy tờ ở Ủy ban nhân dân phường
- Ủy ban nhân dân được tổ chức thành mấy cấp?
- Thẩm quyền quản lý đất công của UBND cấp xã
- Quyết định cá biệt của UBND
- Mẫu chứng thực của UBND xã
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép đăng ký kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, thủ tục đăng ký kết hôn, trích lục kết hôn, thành lập công ty mới, mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng doanh nghiệp,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vị trí của ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Khi thực hiện chức năng chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên, trên thực tế ủy ban nhân dân là cơ quan điều hành công việc nhà nước ở địa phương, cũng giống như Chính phủ là cơ quan điều hành công việc nhà nước trên phạm vi toàn quốc. ủy ban nhân dân nằm trong một hệ thống cơ quan chấp hành – hành chính của cả nước mà đứng đầu là Chính phủ – cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đây chính là hệ thống nổi bật nhất trong bộ máy nhà nước và thực chất là hệ thống điều hành công việc của quốc gia từ trung ương tới địa phương.
Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp hay chủ thể có tư cách pháp nhân nhận được rất nhiều lợi ích:
Đầu tiên là đời sống của doanh nghiệp luôn ổn định bởi vì doanh nghiệp tồn tại hay chấm dứt hoạt động không phụ thuộc vào đời sống của các thành viên.
Tiếp theo khi các bên tham gia giao dịch sẽ tin tưởng hơn rất nhiều về những doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân bởi vì những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có thể nhân danh chính mình tham gia một cách độc lập.
Có sự phân chia rõ ràng tường tận tách bạch giữa tài sản của pháp nhân và tài sản của cá nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp điều này giúp doanh nghiệp hạn chế bớt rất nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Ngoài ra khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được phép thừa nhận mình là một chủ thể pháp lý được nhân danh chính bản thân mình để tham gia vào các quan hệ khác một cách độc lập riêng biệt.
Tiếp theo đối với những doanh nghiệp đã có tư cách pháp nhân có tài sản riêng độc lập với tài sản của tổ chức thì có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình.
– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
– Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn.
– Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.