Chào Luật sư! Công ty tôi chuyên cung cấp nồi cơm điện cho một cửa hàng điện dân dụng ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, gần đây có xảy ra tranh chấp thương mại. Hiện tại, tôi vẫn chưa xác định được mình nên dùng phương pháp nào để giải quyết. tôi cũng chưa nắm được ưu nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ra sao. Vì vậy, hôm nay tôi xin gửi câu hỏi đến Luật sư; Mong được giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khi tham gia vào các quan hệ kinh doanh, thương mại; các bên đều hướng tới lợi ích nhất định. Do đó, trong quá trình giao kết hoặc thực hiện các hoạt động thương mại, việc nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích là điều khó tránh khỏi.Khi tranh chấp xảy ra, để đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích cũng như mối quan hệ giữa các bên, biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc cần được cân nhắc để lựa chọn.
Tranh chấp thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Từ quy định trên ta có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ thể tranh chấp thương mại diễn ra thường là giữa các thương nhân với nhau.
Trọng tài thương mại là gì?
Căn cứ khoản 1 điều 3 luật trọng tài thương mại 2010 quy định như sau: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng:
Ưu điểm:
Với tính chất nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, ít thời gian lẫn tiền bạc thì phương thức thương lượng chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bởi phương thức này được thực hiện bằng cơ chế giải quyết nội bộ thông qua việc các bên tranh chấp bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng này.
Thêm vào đó cách giải quyết này không ràng buộc bằng những thủ tục pháp lý phức tạp do pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại việc ghi nhận đây là một phương thức giải quyết thương mại chứ chưa có quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết. Và các bên trong quá trình giao kết hợp đồng có thêm sự hiểu biết lẫn nhau tăng cường mối quan hệ.
Hạn chế:
Cuộc thương lượng có thành công hay không đều phụ thuộc vào thiện chí, thái độ của các bên tham gia. Và kết quả của cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ thi hành bởi lẽ phương thức này vẫn chỉ mang tính tùy nghi, không chính thức.
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Ưu điểm:
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cũng có nhiều ưu điểm bởi tính đơn giản; thuận tiện; nhanh chóng; sự linh hoạt; ít tốn kém; ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền. Đặc biệt với sự tham gia của người thứ ba vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp và đáp ứng niềm tin của các bên góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của phiên tòa hòa giải trong tranh chấp thương mại.
Hạn chế:
Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp, khi nếu một trong các bên không trung thực; không hợp tác thì hòa giải cũng khó có được kết quả mong đợi. Thủ tục hòa giải cũng dễ bị biến tướng; lợi dụng trở thành công cụ trì hoãn nghĩa vụ của và khiến bên có quyền lợi bị vi phạm có khả năng mất quyền khởi kiện. Chi phí sẽ tốn hơn so với phương thức thương lượng và nếu hòa giải bất thành thì chi phí này sẽ trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Ưu điểm:
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bắt buộc tuân theo các thủ tục nhất định. Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp bảo vệ uy tín; bí mật của các bên trong kinh doanh. Phương thức này không bị giới hạn lãnh thổ nên các bên có thể chọn bất kỳ trung tâm nào giải quyết mâu thuẫn cho mình. Phán quyết có tính chung thẩm, sau khi phán quyết được trọng tài đưa ra các bên không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức nào khác.
Đặc biệt, đối với tranh chấp khi đến hạn thanh toán mà một bên không thanh toán và cả hai bên đều cho rằng đối phương vi phạm hợp đồng và phát sinh vấn đề bồi thường. Thì việc giải quyết bằng trọng tài thương mại sẽ mang tính chính xác linh hoạt cao, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện.
Hạn chế:
Tốn kém phí trọng tài nếu tranh chấp càng kéo dài thời gian. Không phải lúc nào việc thi hành quyết định của trọng tài cũng thuận lợi như thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Ưu điểm:
Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao. Góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật. Các thủ tục trong phương thức tòa án rất phức tạp. Nhờ nguyên tắc 2 cấp xét xử, tất cả các sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp đều có thể được phát hiện và khắc phục. Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay.
Hạn chế:
Thủ tục giải quyết tranh chấp rất dài. Công khai xét xử không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp. Thời gian kéo dài khá lâu. Án phí Tòa án thực tế ở Việt Nam thấp hơn lệ phí trọng tài.
Giải quyết vấn đề
Giải quyết những tranh chấp thương mại chưa bao giờ là một điều dễ dàng, và làm thế nào để có được phương hướng giải quyết một cách tối ưu nhất, mang về lợi ích trọn vẹn cho 2 phía đều có những đòi hỏi khắt khe, những yêu cầu kỹ thuật nhất định, lại càng là một hoạt động khó khăn hơn cả. Các bên nên cân nhắc và tìm ra phương thức giải quyết phù hợp nhất để đảm bảo quyền lợi của các bên.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Các vấn đề pháp lý và lợi thế của thỏa thuận trọng tài thương mại.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
- Thủ tục tiến hành hoạt động quảng cáo và hoạt động khuyến mại
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Ưu nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Đăng ký phán quyết của trọng tài thương mại là quyền của các bên tham gia tranh chấp. Chỉ được đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng; chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán; nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
Hòa giải là việc các bên tự thương lượng giải quyết tranh chấp với nhau mà không cần có quyết định của trọng tài. Có thể nói, hòa giải là một giải pháp quan trọng nhất; là một phương án tối ưu trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.