Chào Luật sư, bạn tôi chuẩn bị có một chuyến bay vào chiều nay nhưng có quá chén một chút. Luật sư cho tôi hỏi Uống rượu bia có được lên máy bay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Uống rượu bia có được lên máy bay không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Uống rượu bia có được lên máy bay không?
Khoản 1, Khoản 2 Điều 58 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi như sau:
– Hành khách mất khả năng làm chủ hành vi bao gồm:
+ Mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần;
+ Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.
– Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.
Theo đó, hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do uống rượu, bia thì sẽ không được lên máy bay.
Tuy nhiên, Thông tư này lại không có quy định cụ thể như thế nào là mất khả năng làm chủ hành vi do uống rượu, bia hay hành khách có nồng độ cồn bao nhiêu thì không được lên máy bay.
Do đó, trường hợp bạn của bạn có uống ít rượu, bia; vẫn còn tỉnh táo có được lên máy bay hay không phải phụ thuộc vào quyết định của hãng hàng không.
Vậy phải làm sao khi bạn đã lỡ uống quá chén trước khi lên máy bay?
Thứ nhất, bạn có thể đổi lịch trình bay như khung giờ bay. Có thể đổi sang những khung giờ bay cùng ngày mà còn chuyến. Gọi ngay cho đại lý vé máy bay nơi mình đặt vé và yêu cầu họ đổi sang chuyến bay khác. Tất nhiên yêu cầu đổi phải là trước khi chuyến bay hiện tại khởi hành. Lưu ý là tất cả yêu cầu đổi thông tin chuyến bay đã đặt đều dẫn đến mất phí theo quy định của hãng.
Thứ hai, đổi ngày bay. Trường hợp lỡ uống rượu bia quá chén không thể tỉnh táo trong một vài giờ, bạn nên thay đổi luôn ngày bay cho chắc. Các hãng hàng không sẽ kiểm tra nghiêm ngặt hành khách trước khi lên máy bay, nếu phát hiện hơi thở có cồn, chất kích thích hoặc thấy biểu hiện không làm chủ được hành vi, bạn sẽ bị giữ lại và chuyến bay đó coi như bị hủy.
Được mang tối đa bao nhiêu chất lỏng lên máy bay quốc tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT thì quy định về mang chất lỏng lên máy bay quốc tế như sau:
Khi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực cách ly quốc tế mỗi hành khách cũng như thành viên tổ bay chỉ được mang:
– Không quá 01 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay
– Dung tích của mỗi lọ, chai, bình chứa chất lỏng không quá 100 ml
– Các chai, bình lọ phải được đóng kín hoàn toàn
Tuy nhiên, đối với các chất lỏng là thuốc chữa bệnh, sữa hoặc thức ăn cho trẻ em không phải áp dụng quy định trên, có nghĩa được mang với dung tích lớn hơn nhưng phải đáp ứng các điều kiện:
a) Thuốc chữa bệnh có kèm theo đơn thuốc trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của người kê đơn thuốc, họ tên người sử dụng thuốc phù hợp với họ tên trên thẻ lên tàu bay hành khách;
b) Sữa, thức ăn dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh phải có trẻ em, trẻ sơ sinh đi cùng.
Ngoài ra, hành khách còn được phép mang theo người và hành lý xách tay không giới hạn dung tích các chất lỏng mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế với điều kiện là các chất lỏng này phải được đựng trong túi nhựa an ninh được dán kín.
Có được phép mang rượu bia lên máy bay không?
Theo Quyết định 633/QĐ-CHK của Cục Hàng không Việt Nam ban hành, từ 01/5/2016, quy định mang chất lỏng trên máy bay trên chuyến bay nội địa đã có sự thay đổi. Cụ thể:
*Áp dụng trên chuyến bay Nội địa:
+ Chất lỏng, rượu/chất lỏng có cồn với nồng độ dưới 24%: không hạn chế.
+ Rượu/chất lỏng có cồn với:
Ø Nồng độ từ 24%-70%: tối đa 05 lít/người và phải được đựng trong bình đựng của nhà sản xuất.
Ø Nồng độ trên 70% : Không được mang theo.
Như vậy hành khách bay chặng nội địa hoàn toàn có thể mang rượu bia lên máy bay, bởi gần như không có loại rượu bia nào có nồng độ cồn trên 70%. Khi book vé máy bay tại Traveltop bạn sẽ được hướng dẫn chi tiếc về vấn đề này.
*Áp dụng với chặng bay quốc tế
Đối với chặng quốc tế không quy định về nồng độ rượu bia được phép mang theo nhưng sẽ giới hạn về dung tích chất lỏng được phép mang lên máy bay. Theo đó hành khách chỉ có thể mang tối đa 1 lít chất lỏng, và 1 lít chất lỏng đó phải được chia nhỏ trong 10 chai lọ với mỗi chai lọ không quá 100ml.
Quy định mang chất lỏng lên máy bay quốc tế các hãng hàng không
VietnamAirlines
Về cơ bản quy định mang chất lỏng lên máy bay quốc tế của các hãng hàng không đều tương tự như nhau và giống với quy định của Thông tư 13/2019.
Mỗi hành khách mang theo chất lỏng, bình xịt, gel theo người và hành lý xách tay mang tối đa không quá 01 lít với dung tích mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100ml và phải được đóng kín hoàn toàn.
Không áp dụng với các trường hợp:
– Chất lỏng là thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc, ghi rõ họ và tên, địa chỉ người kê đơn thuốc, họ và tên người sử dụng thuốc trùng với họ và tên trên vé hành khách
– Chất lỏng là thức ăn, sữa dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh (có trẻ em, trẻ sơ sinh đi cùng)
Chất lỏng, bình xịt, gel mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế hoặc trên chuyến bay quốc tế được mang theo người và hành lý xách tay không giới hạn dung tích nhưng phải đựng trong túi nhựa an ninh dán kín.
VietJetAir
– Được phép mang lên máy bay các chất lỏng không nằm trong danh sách cấm của hãng hàng không, quốc gia, lãnh thổ nơi máy bay đi qua hoặc sẽ bay tới.
– Mỗi hành khách chỉ được mang tối đa 1 lít chất lỏng, các chất lỏng này phải được chia ra nhiều bình chứa nhỏ có dung tích không quá 100 ml/bình.
– Các bình, chai, lọ chứa nhỏ này phải được đóng kín, đựng trong 01 túi trong suốt, khóa zip kín hoặc dán kín miệng tránh bị đổ trong quá trình vận chuyển và thuận lợi trong việc kiểm tra của an ninh sân bay.
Nếu hành khách mang theo dùng cho người bệnh dưới dạng chất lỏng phải trình giấy khám bệnh, kết luận của bác sĩ điều trị.
Để mang nước pha sữa, bột ăn liền cho trẻ cần khai báo với nhân viên hàng không và bộ phận kiểm tra an ninh đồng thời phải có trẻ đi cùng.
Bamboo Airways
Trên chuyến bay quốc tế, được mang tối đa 1 lít chất lỏng/người, được chia ra trong vật chứa tối đa 100ml.
Hành khách được mang theo nước uống, các loại chất lỏng không nằm trong danh mục bị cấm như kem dưỡng da, dầu gội, nước hoa, sữa rửa mặt.
Hành khách được mang theo các loại thuốc chữa bệnh như siro, thuốc xịt mũi….nhưng cần có đơn thuốc ghi rõ thông tin bác sĩ hoặc người kê đơn, cũng như thông tin của người sử dụng thuốc (trùng với họ tên hành khách)
Hành khách có trẻ sơ sinh đi cùng được mang theo sữa và thức ăn dành cho trẻ.
Hành khách bị hạn chế mang lên máy bay các loại thực phẩm là chất lỏng có mùi. Nếu muốn mang theo, cần được đồng ý của nhân viên an ninh và tuân thủ quy cách đóng gói, đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Uống rượu bia có được lên máy bay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, đăng ký cấp lại giấy khai sinh online của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể mang rượu dưới dạng hành lý ký gửi nhưng phải đáp ứng được yêu cầu của hãng bay và pháp luật.
Tại Điều 58 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách không làm chủ được hành vi như sau:
1. Hành khách không làm chủ được hành vi là hành khách trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc do sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.
2. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định. Trường hợp hãng hàng không chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian tác dụng của thuốc phải lâu hơn thời gian bay;
b) Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng;
c) Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại;
d) Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết.
3. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách đã sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích nhưng chưa đến mức không làm chủ được hành vi do đại diện hãng hàng không đánh giá, quyết định. Khi chuyên chở các đối tượng này, hãng hàng không phải áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì những người mất khả năng điều khiển hành vi của mình do sử dụng rượu hoặc bia thì sẽ không được phép lên máy bay. Trường hợp hành khách ngồi cạnh bạn có thể người đấy vẫn còn khả năng điều khiển hành vi và có quyết định của hãng hàng không nên người đấy mới có mặt máy bay để ngồi cạnh bạn.
Theo Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) đến 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đối với hành vi mang rượu, chất lỏng có cồn và chất lỏng khác vào khu vực cách ly, lên tàu bay không đúng quy định.
Phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Vào khu vực hạn chế, lên tàu bay mà không đúng cổng, cửa quy định; không qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không;
c) Không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định trong thời gian tàu bay đang bay;
d) Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Để người, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay;
g) Để người, phương tiện vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
h) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay;
i) Đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay;
k) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.