Chào Luật sư, tôi có nghe thông tin hiện nay phía cơ quan chức năng đang tuýt còi ngân hàng ép khách mua bảo hiểm; sự việc này là như thế nào ạ; mong luật sư giải đáp giúp cho tôi rõ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi chúng ta đi gửi tiền tại các ngân hàng thường hay bắt gặp việc nhân viên ngân hàng hỏi bạn có nhu cầu mua bảo hiểm hay không; việc này đôi lúc sẽ gây khó chịu đối với những người không có nhu cầu.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề tuýt còi ngân hàng ép khách mua bảo hiểm. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019
Sự việc ép khách mua bảo hiểm hiện nay
Sự việc này bắt đầu khi càng ngày có nhiều người dân phản ánh việc các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam bắt ép khách hàng đi vay tiền phải kèm theo việc mua một gói bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo cho việc giải ngân được thuận lợi; và không bị chịu mức lãi suất cao.
Hay thậm chí theo phản ánh, còn có những khách hàng không vay vốn chỉ là đi gửi tiền tiết kiệm cũng bị dụ dỗ; lôi kéo mua bảo hiểm để có nhận được nhiều ưu đãi hơn khi gửi tiền tại ngân hàng.
Chính vì những điều đó đã gây khó chịu và phiền lòng đối với những ai không có nhu cầu mua bảo hiểm. Và sự việc này đã liên tục kéo dài trong nhiều năm cho đến khi nó được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; thì lúc này cơ quan chức năng mới biết và vào cuộc.
Tuýt còi ngân hàng ép khách mua bảo hiểm
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì nghiêm cấm hành vi:
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
điểm c khoản 4 Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP thì:
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm; chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam; trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 Nghị định này. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP thì:
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Chính vì những quy định đó mà hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm của nhân viên ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật.
Vào 30 tháng 10 năm 2020 Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 7928/NHNN-TTGSNH về việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; ngày 05 tháng 11 năm 2020 Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo rà soát hoạt động bán bảo hiểm và xử lý nghiêm trường hợp ép khách mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn; và mới nhất là vào ngày 13 tháng 01 năm 2022 Ngân hàng nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022; đây được xem là những văn bản mang tính chất tuýt còi ngân hàng ép khách mua bảo hiểm.
Những quy định về việc tuýt còi ngân hàng ép khách mua bảo hiểm được quy định như sau:
Công văn 7928/NHNN-TTGSNH:
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm pháp luật quy định về kinh doanh bảo hiểm.
- Rà soát; tăng cường kiểm tra; kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống của TCTD; và xử lý nghiêm những trường hợp “ép”; bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng; gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng.
- Thực hiện chào bán; giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cũng như các hoạt động đại lý bảo hiểm khác cho các khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật; nhằm giúp khách hàng hiểu đúng/đủ quyền và lợi ích hợp pháp, các điều kiện/điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm. Quán triệt, tuyên truyền; phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm đối với các cán bộ tín dụng; và cán bộ tham gia hoạt động đại lý bảo hiểm; trong đó, cần đặc biệt lưu ý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
- Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Công văn số 10273/NHNN-TTGSNH ngày 31/12/2019 về việc hoạt động của các TCTD; và Công văn số 1705/NHNN-TTGSNH ngày 16/3/2020 về việc hoạt động kinh doanh/đại lý bảo hiểm.
- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ đạo của NHNN về hoạt động kinh doanh/đại lý bảo hiểm; gửi Cơ quan Thanh tra; giám sát ngân hàng (Địa chỉ: 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước ngày 15/11/2020.
Chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc rà soát hoạt động bán bảo hiểm; và xử lý nghiêm trường hợp ép khách mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn vào ngày 05/11/2020:
- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại khi cho vay không được bắt buộc khách mua bảo hiểm nhân thọ; và các loại bảo hiểm khác. Nhân viên ngân hàng cũng phải giải thích cụ thể để khách hiểu đúng quyền lợi; cũng như các điều kiện; điều khoản thanh toán đi kèm.
Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022:
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống; và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Xử phạt ngân hàng ép khách mua bảo hiểm
Theo quy đinh pháp luật thì hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm bị xử lý như sau:
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
điểm b khoản 1 Điều 3 VBHN 11/VBHN-BTC về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Ngoài hình thức xử phạt chính đã nêu ngân hàng còn có thể bị xử phạt bổ sung; hoặc biện pháp khắc phục hậu quả như:
Xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn; tước quyền sử dụng Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung; phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc cải chính những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
- Buộc tiêu hủy tài liệu gian dối, giả mạo;
- Buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm; doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm;
- Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành; chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn; buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý, buộc hủy bỏ kết quả đào tạo đại lý.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tuýt còi ngân hàng ép khách mua bảo hiểm″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; cấp bản sao trích lục khai tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngân hàng bán bảo hiểm với vai trò là đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm hoạt động với mục đích giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Chính vì lý do đó nên ngân hàng được phép bán bảo hiểm.
Có thể hiểu mua bảo hiểm khoản vay là một biện pháp bảo đảm tiền vay; quản lý giám sát tài sản bảo đảm tiền vay; giúp ngân hàng có điều kiện đảm bảo để giải ngân khoản vay một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với khoản vay tín chấp (hình thức vay không có tài sản thế chấp) khi không có biện pháp bảo đảm chắc chắn nào chắn nào đối với khoản vay dễ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; thì không có quy định bắt buộc về việc bảo đảm khoản vay mà đây chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.
Nên khi vay tiền không bắt buộc mua bảo hiểm.
Bản chất của hình thức bảo hiểm bán kèm theo khi Khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng là một giải pháp giảm bớt gánh nặng cho chính Khách hàng; và cả ngân hàng khi Khách hàng không may gặp phải rủi ro tài chính. Khách hàng có thể an tâm về độ an toàn của kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng bởi sự chuyên nghiệp; và uy tín của ngân hàng, đảm bảo chi trả quyền lợi cho Khách hàng ngay khi gặp rủi ro.
Mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng hiện nay được cho là sự lựa chọn đáng tin cậy cho những ai đang băn khoăn về việc lựa chọn nơi mua bảo hiểm uy tín.