Hồ sơ mời thầu được đánh giá là một trong những tài liệu quan trọng nhất tạo nên thành công cho một buổi đấu thầu, do đó việc chuẩn bị và xây dựng hồ sơ mời thầu như thế nào để người gọi thầu có thể chọn được nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm phụ thuộc vào cách thức xây dựng hồ sơ. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên không phải người dân nào cũng có đủ điều kiện để hiểu rõ. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu”
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ mời thầu là gì?
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầy tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu. Vì vậy, công việc lập hồ sơ mời thầu cần được đặc biệt quan tâm. Đối với những gói thầu mà bên mời thầu chưa đủ kinh nghiệm, ví dụ như doanh nghiệp chế biến thủy sản thuê xây dựng nhà xưởng của mình thì bên mời thầu có thể lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn để giúp lập hồ sơ mời thầu.
Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
Bước 1: Xác định loại gói thầu
Cần xác định gói thầu chúng ta chuẩn bị xây dựng là loại gói thầu gì (gói thầu tư vấn, phí tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hay gói thầu hỗn hợp), loại gói thầu thường được quy định trong kế hoạch đấu thầu (nếu có), hoặc tại bước xây dựng hồ sơ.
Bước 2: Xác định hình thức đấu thầu và phương thức đấu thầu
- Xác định thuộc hình thức đấu thầu nào thuộc 1 trong 7 hình thức được quy định tại các điều 20,21,22,23,24,25,26,27 Luật Đấu thầu năm 2013.
- Xác định phương thức nào (1 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ) và qua mạng hay thông qua mạng.
Bước 3: Xác định các mẫu hồ sơ mời thầu
Về cơ bản hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các mẫu hồ sơ mời thầu như:
- Mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn
- Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp
- Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa
Bước 4: Xây dựng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
Căn cứ trên tính chất của gói thầy từ đó chúng ta xây dựng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm được quy định tại Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Bước 5: Xây dựng các yêu cầu về năng lực thực hiện hợp đồng tương tự
Hợp đồng tương tự là một yếu tố rất quan trọng và nhạy cảm đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phí tư vấn, hỗn hợp (đối với gói tư vấn thì thường dùng để chấm điểm). do đó việc xác định hợp đồng tương tự để đưa vào hồ sơ mời thầu cần phải thực hiện cẩn thận, đảm bảo nguyên tắc “tuyệt đối không đưa ra các nội dung mang tính định hướng, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu hoặc cản trở sự tham gia của nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầy tại địa phương đó mới đáp ứng được”.
Bước 6: Xây dựng các yếu tố kỹ thuật
Tùy thuộc vào tính đặc thù của từng gói thầu mà chúng ta tiến hành các yêu cầu về kỹ thuật, ví dụ:
- Gói tư vấn
- Gói xây lắp
- Gói mua sắm hàng hóa
Bước 7: Xây dựng yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận
Đưa ra các yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận để nhà thầu có cơ sở trình bày hiểu biết và các đề xuất của mình đối với gói thầu.
Bước 8: Xây dựng yêu cầu tài chính, thương mại
- Cần xác định rõ các yếu tố về tài chính như mức tạm ứng, bảo lãnh hợp đồng, thu hồi tạm ứng, thanh toán giai đoạn, thanh toán giai đoạn, thanh toán hoàn thành, bảo lãnh bảo hành để các nhà thầu có cơ sở chào trên một mặt bằng chung.
- Các xác định rõ các điều kiện thương (thường là gói thầu mua sắm hàng hóa, phí tư vấn hoặc hỗn hợp) như điều kiện giao hàng, tiến độ giao, địa điểm cung cấp dịch vụ hoặc lắp đặt hàng hóa lắp đặt hàng hóa… từ đó các nhà thầu mới có thể chào giá dự thầu một cách chính xác.
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
Bao gồm:
– Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;
– Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;
– Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.
Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm những gì?
– Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;
– Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;
– Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;
– Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.
Các loại chi phí trong quá trình lựa chọn
– Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.
– Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
– Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
– Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
– Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu“ theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm
- Tra cứu chứng chỉ đấu thầu cơ bản như thế nào?
- Quy định về chứng chỉ hành nghề đấu thầu?
- Các hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
– Quyết định đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
– Quy mô, tính chất và dự toán của gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Định mức chi phí lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
– Đối với các gói thầu thuộc các dự án không có cấu phần xây dựng, thiết bị và chưa có định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án lập dự toán để xác định mức chi phí trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
– Trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết, chi phí giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn theo phân cấp quy định tại Khoản 1 Điều 119 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định, tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.
– Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
– Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
– Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.