Tử hình là hình phạt nặng nhất đối với người phạm tội, khi này họ sẽ bị tước đi quyền sống. Vậy tử tù nữ mang thai có được miễn thi hành án không? Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Thi hành án hình sự 2019
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC
Tử tù là gì?
Tử tù là người thực hiện hành vi phạm tội đã bị tòa án kết án tử hình và đang bị giam giữ trong trại giam để chờ ngày đưa ra thi hành án.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 thì tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự 2015 quy định.
Tử tù nữ mang thai có được miễn thi hành án không?
Theo quy định của pháp luật, các phạm nhân đã bị tuyên án tử hình; nếu không có quyết định mới của Tòa án phán quyết lại vụ việc; thì không có trường hợp nào phạm nhân được miễn án tử hình. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc thi hành án tử hình là “Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định về thi hành án hình sự; bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại; và chính sách nhân đạo của Nhà nước trong thi hành án tử hình”, trường hợp tử tù là phụ nữ đang mang thai sẽ được hoãn thi hành án.
Cụ thể, khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định:
Điều 40. Tử hình
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Tại khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:
Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
Như vậy, trường hợp tử tù nữ mang thai thuộc điểm a khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án hình sự 2019; nên sẽ được hoãn thi hành án tử hình; để sinh con theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi sinh con sẽ tiếp tục thi hành án tử đối với phạm nhân.
Cách xác định tử tù nữ có mang thai không để thi hành án?
Tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định:
Điều 8. Triển khai việc thi hành án tử hình
3.Trường hợp người bị thi hành án tử hình là phụ nữ; thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ để đưa bản án tử hình ra thi hành; Hội đồng thi hành án tử hình phải yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; ra lệnh trích xuất người bị kết án tử hình đến bệnh viện thuộc Sở Y tế; hoặc bệnh viện cấp quân khu; nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình để kiểm tra; xác định xem người bị kết án tử hình có thai hay không. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản; và có xác nhận của bệnh viện nơi tiến hành kiểm tra, xác định.
Như vậy, tử tù nữ sẽ được kiểm tra sức khỏe để xác định có mang thai không trước khi thi hành án tử hình.
Liên tục mang thai có được tiếp tục hoãn thi hành án?
Pháp luật hiện hành có những quy định nhân văn cho người phạm tội khi có thai. Thậm chí, ngay cả khi người phụ nữ phải thi hành án cố tình có thai liên tục và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì họ vẫn được hưởng quyền được hoãn thi hành án.
Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ của TAND Tối cao quy định: “Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không”.
Bởi vậy, thời gian qua, một số phạm nhân, tội phạm nữ đã lợi dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước về hoãn chấp hành hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, liên tục chửa, đẻ nhằm trốn tránh việc thi hành án.
Không những vậy, có trường hợp còn tiếp tục vi vi phạm pháp luật trong thời gian được hoãn thi hành án, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Việc này khiến các cơ quan tiến hành tố tụng đôi khi bị rơi vào tình thế vô cùng khó xử.
Có thể bạn quan tâm:
- Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không?
- Phạm nhân nữ có thai trong tù thì xử lý như thế nào?
- Giết người đang mang thai bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tử tù nữ mang thai có được miễn thi hành án không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định về thi hành án hình sự; bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại; và chính sách nhân đạo của Nhà nước trong thi hành án tử hình.
– Bảo đảm an toàn, chặt chẽ, đúng pháp luật.
– Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất của Hội đồng thi hành án tử hình; thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan; đơn vị đã được pháp luật quy định.
– Việc thi hành án tử hình phải được thực hiện tại địa điểm thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.
– Người phạm tội là phụ nữ có thai là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo khoản 1 Điều 51)
– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, không thi hành án tử hình với với người bị kết án nếu là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng (theo khoản 1, 2 Điều 40);
– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự).
Trong thời gian giam giữ chờ thi hành án tử hình, phạm nhân nữ mang thai thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các cán bộ trực tiếp trông coi.
Tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu TNHS.