Hiện nay, vì nhiều lí do như tổn thương tình cảm, áp lực cuộc sống, thua cá độ,… một số cá nhân tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân hoặc trốn tránh trách nhiệm. Về mặt đạo đức xã hội, đây là hành vi tiêu cực không nên có. Nhưng về mặt pháp lý, liệu tự tử có phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Về mặt xã hội, tự tử có phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự không?
Hành vi tự tử của một người là sự chấm dứt mọi quan hệ, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân đó toàn toàn nếu việc tự sát của họ thành công.
Tuy nhiên, hành vi đó cũng phản ánh sự rũ bỏ trách nhiệm của cá nhân đó với chính các mối quan hệ và nghĩa vụ đã chấm dứt. Về khía cạnh gia đình; cha mẹ là những người đã sinh ra; nuôi nấng, bảo ban chúng ta trưởng thành. Khi con cái không còn; họ không chỉ mất đi khoản đầu tư tương lai là việc được phụng dưỡng bởi con cái; mà còn mất mát lớn về tinh thần khi đứa con mình rứt ruột sinh ra và nuôi nấng qua đời. Về các mối quan hệ xã hội khác; các chi phí giáo dục, đào tạo của nhà nước và xã hội đã hỗ trợ người đó trong suốt quá trình tư khi sinh ra; hoặc các mối quan hệ xã hội bạn bè, người yêu cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự ra đi của người đó.
Vậy tự sát là hành vi rũ bỏ trách nhiệm của cá nhân với gia đình nói riêng; và các mối quan hệ, quyền lợi nghĩa vụ với xã hội nói chung.
Về mặt pháp lý, tự tử có phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự không?
Các quyền lợi cơ bản của con người được chỉ rõ theo pháp luật VIệt Nam hiện hành như quyền được sống, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền mưu cầu hạnh phúc, … được quy định trong Hiến pháp; quyền nhân thân được quy định trong Luật dân sự; các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Ở điều 19 Hiến pháp Việt Nam 2013; có quy định như sau: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
Trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành; không có bất kỳ quy định nào về “quyền được chết”. Hiện nay, quy định duy nhất cho phép tước đi mạng sống của một người là hình phạt tử hình theo pháp luật hình sự dành cho các tội phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích xã hội.
Có thể thấy, hành vi tự sát có dấu hiệu đi ngược lại với Hiến pháp và trái luật. Tuy nhiên, công dân được thực hiện những điều mà pháp luật không cấm; hiện tại, không có bất kỳ văn bản nào quy định về việc cấm một người tự kết liễu mạng sống của mình; vì vậy cũng không có biện pháp xử lý nào dành cho hành vi này.
Bình luận
Trên thực tế, vấn đề có xây dựng biện pháp răn đe cứng rắn với hành vi tự tử hay không; vẫn còn gây tranh cãi trong dư luận. Một mặt, dựa trên căn cứ về quyền được sống theo pháp luật hiện hành; cùng với những hệ quả tiêu cực mà hành vi này mang lại; có ý kiến cho rằng cần phải có biện pháp răn đe cứng rắn đối với những trường hợp tự tử bất thành. Mặt khác, ý kiến khác lại cho rằng; việc phải đối mặt với các chế tài pháp lý sẽ tạo ra tâm lý áp lực, lo sợ đối với những người may mắn sống sót sau hành vi tự tử; và dẫn đến họ muốn tìm đến cái chết một cách triệt để; vì vậy, chỉ nên có các biện pháp khuyên nhủ mềm mỏng với các trường hợp tự tử bất thành.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát là hành vi vi phạm pháp luật hình sự hiện hành. Theo điều 131 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; hành vi xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát có thể bị xử phạt lên đến 07 năm tù.
Theo khoản 2 và điểm a khoản 3 điều 40 Bộ luật hình sự; thì phụ nữ có thai được miễn hình phạt tử hình. Vì vậy, tử tù nữ mang thai thì sẽ không bị tử hình.
Hành vi thấy người tự tử không cứu có thể bị xử lý theo điều 132 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”; với khung hình phạt lên tới 07 năm tù.