Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi cá nhân, doanh nghiệp thì đều sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đây là vấn đề bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm tới và cần tuân thủ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện nghiêm túc vấn đề nộp thuế này, xuất hiện nhiều những hành vi gian lận hoặc trốn thuế. Khi đó, truy thu thuế là biện pháp nhà nước thực hiện để phát hiện kịp thời những sai phạm này. Vậy quy định pháp luật về việc truy thu thuế như thế nào? Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Truy thu thuế là gì?
Truy thu thuế được xem là quyết định hành chính của cơ quan thuế trong việc yêu cầu các đối tượng phải nộp đầy đủ phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Truy thu thuế khi nào?
Truy thu thuế liên quan đến những khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể xuất phát từ việc vô tình hoặc cố ý nộp chậm, cụ thể gồm những hành vi như:
- Người phải nộp thuế vi phạm việc kê khai thu nhập, không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà nước.
- Người phải nộp thuế không báo cáo toàn bộ thu nhập kiếm được trong năm tính thuế.
- Người nộp thuế bỏ qua việc kê khai thuế trong năm nhất định..
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp truy thu thuế thu nhập cá nhân hay thu nhập doanh nghiệp đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Việc chậm nộp thuế có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Do đó, về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính, không cần phải xử phạt vi phạm. Trong trường hợp phát hiện cố ý vi phạm quy định nộp thuế thì sẽ có cơ quan có thẩm quyền đứng ra xử lý.
Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định thu nhập chịu thuế như sau
– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
– Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ). Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật.
Thuế bị truy thu là các loại thuế chưa được thanh toán một phần hoặc toàn bộ trong năm khi chúng đáo hạn. Việc truy thu thuế là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định, khai phần khấu trừ nhưng thực tế không được tính,…
Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 như thế nào?
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp vấn đề nộp các khoản thuế đã được quy định và là nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế do muốn giảm tiền thuế hoặc do khó khăn nên nhiều trường hợp thực hiện hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình kê khai thuế.
Các hành vi trốn thuế tùy từng mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý về hình sự, do đó các cá nhân, doanh nghiệp rất cần nắm rõ các quy định về truy thu thuế để đảm bảo tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm các hành vi như: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.
Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế. Đó có thể như hiểu sai lầm về các khoản trừ nên kê khai nhưng thực tế lại không được tính dẫn tới số thuế đã nộp thấp hơn số thuế cần nộp.
Tuy nhiên dù với lý do nào thì các hành động dẫn tới việc nộp thuế không đủ, không đúng thời hạn như trên là do lỗi của doanh nghiệp. Do đó cần truy thu số thuế còn thiếu.
Thời hạn truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn truy thu thuế như sau:
“a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.”
Theo đó thời hạn truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là 10 năm trở về trước kể từ khi phát hiện được vi phạm về thuế
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2021 theo quy định hiện hành
- Thế nào là trốn thuế, gian lận thuế?
- Kê khai thuế sai có bị phạt không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay, truy thu thuế có nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những quy định riêng về vấn đề truy thu hay xử lý chậm thuế. Cụ thể bao gồm:
Truy thu thuế thu nhập cá nhân
Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Truy thu thuế hộ kinh doanh.
Hiện nay, việc truy thu thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan. Bao gồm các cơ quan là Cục thuế, Chi cục thuế, Tổng cục thuế, Cục hải quan, Tổng cục hải quan, Chi cục Hải quan (đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu). Bên cạnh đó, tùy vào từng đối tượng như cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp,… mà thẩm quyền truy thu thuế sẽ thuộc về những cơ quan khác nhau.
Việc truy thu thuế Thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Khi bị truy thu thuế là đồng nghĩa với việc uy tín thương hiệu của doanh nghiệp bị giảm sút rất nhiều. Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính là căn cứ để các nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không cũng như là các đối tác có quyết định nên hợp tác hay không.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trước việc thực hiện và hoàn thành đúng các nghĩa vụ về thuế để đảm bảo sự phát triển toàn diện, ổn định và lâu dài của mình.