Đấu thầu được xem là một hình thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng một dự án hay công trình (người gọi thầu) sẽ đưa ra các yêu cầu và điều kiện để xây dựng dự án hay công trình đó. Tuy nhiên, trong trường hợp thuê tư vấn đầu thầu thì người gọi thầu cần phải đáp ứng các điều kiện như thế nào. Pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này ra sao. Để tìm hiểu nội dung này, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu cần điều kiện gì”
Căn cứ pháp lý
Khái quát về đấu thầu
Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn Xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra,
Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có: 1) Bên mời thầu (bên gọi thầu) là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu; 2) Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Riêng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, Cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước. Cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự gọi là đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến được thực hiện ở các nước đang phát triển, do thiếu khả năng, kĩ thuật để tự đảm nhận xây dựng các công trình cơ bản lớn. Cuộc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Cách thức đấu thầu được áp dụng tùy thuộc vào đối tượng đấu thầu. Quy trình cơ bản của việc tiến hành đấu thầu gồm: Bên mời thầu ra thông báo mời thầu, căn cứ vào thông báo mời thầu, nhà thầu sơ bộ đánh giá nội dung mời thầu và lập hồ sơ tham gia đấu thầu, bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của mình một cách có lợi nhất. Khi chọn được nhà thầu, bên mời thầu tiến hành thủ tục phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu.
Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu cần điều kiện gì?
Điều 214 Khoản 1 Luật thương mại 2005 quy định về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ như sau:
“Điều 214. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
1. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).”
Như vậy, việc đấu thầu chỉ được diễn ra khi chính nhà mời thầu tổ chức đấu thầu, không có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, mà mọi hoạt động và quyết định do nhà mời thầu quyết định. Theo đó, công ty của bạn sẽ phải trực tiếp đứng ra tổ chức đấu thầu, tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn thầu, công ty bạn có thể thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc như thẩm định hồ sơ mờisơ tuyển, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu… thay cho mình.
Chi phí cho hoạt động thuê tư vấn đấu thầu
Có thể thấy được, mặc dù thuê tư vấn đấu thầu, nhưng bên mời thầu vẫn là người quyết định lựa chọn nhà thầu. Nếu công ty bạn tự tổ chức đấu thầu và thực hiện mọi công việc trong quá trình lựa chọn thầu theo quy định pháp luật thì công ty sẽ tự mình kiểm tra được các hồ sơ dự thầu, xem xét và quyết định xem gói thầu nào hợp với yêu cầu của mình nhất. Còn khi thuê tư vấn đấu thầu, bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí nữa cho hoạt động này, hơn nữa, đó là ý kiến tham khảo của bên thứ ba, khó có thể kiểm soát được sự công bằng, minh bạch giữa các hồ sơ dự thầu. Về chi phí cho hoạt động thuê tư vấn đấu thầu được quy định như sau:
“Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu
1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu cần điều kiện gì“ theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm
- Luật Đấu thầu 2013 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2014
- Thuế nhà thầu mua phần mềm nước ngoài là bao nhiêu?
- Thời hạn nộp tiền trúng đấu giá đất tại Việt Nam năm 2022
Câu hỏi thường gặp
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
+ Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
+ Danh sách ngắn;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
+ Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
+ Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;
+ Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
+ Thông tin khác có liên quan.
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế.
+ Đấu thầu rộng rãi
+ Đấu thầu hạn chế
+ Chỉ định thầu
+ Mua sắm trực tiếp
+ Tự thực hiện
+ Lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu đối với các trường hợp đặc biệt
+ Cộng đồng dân cư tham gia thực hiện