Khi lập hợp đồng đặt cọc mua bán đất, các bên thường thỏa thuận về mức phạt cọc và bồi thường khi một trong các bên tự ý hủy hợp đồng đẫn đến thiệt hại cho bên còn lại.Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải chịu trách nhiệm bồi thường.Vậy, trường hợp nào được đơn phương huỷ hợp đồng đặt cọc mua bán đất? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Trường hợp nào được đơn phương hủy hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Căn cứ khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng đặt cọc và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
– Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
– Trường hợp khác do luật quy định.
Trong những trường hợp nêu trên, bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng đặt cọc mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khi đó, trách nhiệm bồi thường thuộc về bên vi phạm.
Do vậy, nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì bạn có thể thông báo cho bên kia và đến văn phòng công chứng yêu cầu hủy hợp đồng vì bên đặt cọc đang vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng đặt cọc dẫn đến không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Hệ quả pháp lý khi hủy hợp đồng đặt cọc thế nào?
Khi hợp đồng đặt cọc bị hủy bỏ sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, khi một trong các bên từ chối thực hiện tiếp hợp đồng đặt cọc mua bán đất sẽ phải trả lại số tiền đặt cọc và có thể phải chịu mức phạt cọc như sau:
– Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện tiếp hợp đồng: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận cọc;
– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện tiếp hợp đồng: Bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và một khoản tiền tương ứng với giá trị của tài sản đặt cọc này, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp của bạn khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bạn có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, số tiền đặt cọc 10 triệu đồng ban đầu sẽ thuộc về bạn là bên nhận đặt cọc.
Yêu cầu giải quyết hủy bỏ hợp đồng đặt cọc thế nào?
Theo các quy định nêu trên, trường hợp này bạn có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Tuy nhiên, trước khi nhờ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp, các bên có thể cùng thương lượng, thỏa thuận.
Trường hợp không để thương lượng mà dẫn tới tranh chấp có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên mua cư trú yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy hợp đồng đặt cọc.
– Hồ sơ yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc gồm:
+ Đơn khởi kiện;
+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng đặt cọc, các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc);
+ Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân.
+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).
– Trình tự thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc:
Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện
Nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền. Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Tòa án phân công thẩm phán để xem xét và giải quyết đơn khởi kiện.
Nếu đơn hợp lệ, Thẩm phán ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Người khởi kiện thực hiện đóng tiền tạm ứng và nộp biên lai cho Tòa án.
Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án theo quy định pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị xét xử
Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý.
Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
Bước 3: Xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có)
Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Trường hợp nào được đơn phương hủy hợp đồng đặt cọc mua bán đất?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch của chúng tôi; xác nhận tình trạng hôn nhân, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất năm 2022
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Trường hợp vô hiệu hợp đồng đặt cọc
Câu hỏi thường gặp
Kiểm tra danh tính chính xác của chủ đất, chủ nhà hoặc chủ đầu tư bất động sản
Kiểm tra giấy tờ pháp lý của mảnh đất, ngôi nhà định mua
Kiểm tra nhà đất có bị vướng quy hoạch, thu hồi đất không
Cần xem xét bất động sản có bị chặn giao dịch chuyển nhượng, mua bán không
Trước khi ký hợp đồng đặt cọc cần có đủ vợ chồng/chủ sở hữu hợp pháp của tài sản
Xem xét tính phong thủy của mảnh đất, ngôi nhà định mua
Trước khi lập hợp đồng cần thương thảo trước giá cả, thời gian bàn giao nhà đất, chi phí chuyển đổi sang tên sổ đỏ bên nào chịu,… để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có sau này.
Tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 giải thích về đặt cọc như sau:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng đặt cọc thường được xác lập trước khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán đất. Đồng thời, tại Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác cũng không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải công chứng, chứng thực.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì các hợp đồng sau đây bắt buộc phải công chứng, chứng thực:
Hợp đồng mua bán đất, hợp đồng mua bán nhà đất giữa các cá nhân, hộ gia đình
Hợp đồng tặng cho đất, tặng cho nhà đất
Hợp đồng thế chấp đất, thế chấp nhà đất
Hợp đồng góp vốn bằng đất, góp vốn bằng nhà đất