Ngày 7/8/2019, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức họp báo thông tin; vụ cháu bé lớp 1 Trường Gateway tử vong nghi do bị bỏ quên trên xe đưa đón. Cơ quan chức năng cho biết đã khởi tố vụ án vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS. Vậy, Trường hợp nào được coi là vô ý làm chết người theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là vô ý làm chết người?
Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được, hoặc tuy biết hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người
Các yếu tố cấu thành một tội phạm cần đầy đủ 4 yếu tố: mặt khách thể; mặt khách quan; mặt chủ quan; chủ thể.
Về mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền sống của con người.
Về mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành động do cẩu thả hoặc quá tự tin mà gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi khách quan tương tự như hành vi thực hiện tội phạm giết người, chỉ khác nhau ở mặt chủ quan. Hậu quả chết người là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người cần phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm.
Về chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.
Trường hợp nào được coi là vô ý làm chết người theo quy định pháp luật?
Tội phạm thể hiện ở hành động do cẩu thả hoặc quá tự tin mà gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi khách quan tương tự như hành vi thực hiện tội phạm giết người, chỉ khác nhau ở mặt chủ quan.
Ví dụ, người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người. Một người mở cửa sổ, cánh cửa đã đập vào đầu cháu bé đang chơi bên đường làm cháu bé bị chết. Hậu quả chất người là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người cần phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm.
Như vậy, để xác định hành vi nào là hành vi vô ý làm chết người; thì ngoài đáp ứng điều kiện cơ bản về mặt khách thể và mặt chủ thể. Người gây ra hành vi này; phải có yếu tố do lỗi vô ý.
Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Trong cả hai trường hợp, chủ thể đều không mong muốn cũng như không chấp nhận hậu quả chết người.
Vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?
Một điều cần lưu ý là BLHS quy định hành vi vô ý làm chết người trong một số lĩnh vực hành chính thì không phạm tội vô ý làm chết người mà phạm những tội riêng như: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260); tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267); tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 277); tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295)…
Theo Điều 128 BLHS có quy định về Tội vô ý làm chết người như sau:
“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
Theo đó, pháp luật quy định 2 khung hình phạt như sau:
- Khung 1. Quy định trường hợp làm chết một người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Khung 2. Quy định nếu làm chết từ 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Trường hợp nào được coi là vô ý làm chết người theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Trả thù dẫn tới chết người có phạm tội không?
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ được truy cứu trong thời hạn luật định tính từ ngày tội phạm được thực hiện (và kết thúc). Đó là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam quy định thời hạn là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Không một ai có quyền tước đoạt tính mạng của người khác ngoài những trường hợp pháp luật quy định. Nhằm giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Ngoài tội giết người quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự còn có một số quy định với các tội khác cùng có hành vi giết người nhưng không có mức phạt tử hình, cụ thể như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.