Với nền linh tế hội nhập như hiện nay, việc người Việt Nam sang nước ngoài sinh sống làm việc hay người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống, làm việc hay du lịch đã không phải là điều quá xa lạ. Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế của nhà nước thì vẫn có tồn tại những biểu hiện tiêu cực đó chính là việc người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, và một trong những hình thức có thể áp dụng khi người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước ta đó chính là xử phạt với hình thức trục xuất. Vậy chi tiết quy định xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm hành chính như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Trục xuất là gì?
Về cơ bản, trục xuất là một biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài, người không quốc tịch được cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện và xử lý bằng cách buộc những người này ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất mang tính cưỡng chế thi hành với những đối tượng bị áp dụng hình phạt.
Đối tượng nào sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất?
Pháp luật Việt Nam quy định về trục xuất vừa mang tính chất là một hình phạt dành cho các tội phạm hình sự được quy định trong Bộ Luật hình sự hiện hành. Vừa mang tính chất là một chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm. Vậy hiện nay, những đối tượng nào sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất?
Tại khoản 1 Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thì trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP cũng quy định như sau:
Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quy định xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm hành chính như thế nào?
Với tư cách là một trong những hình thức xử phạt đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, trục xuất đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt trục xuất lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Khi Luật XLVPHC năm 2012 thay thế Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) thì hình thức xử phạt trục xuất được quy định tại Điều 27. Chi tiết quy định xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm hành chính như sau:
Về thẩm quyền xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 142/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, mình tham khảo cụ thể thêm từ Điều 7, Điều 9 và Điều 12 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;…
* Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
– Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
+ Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
+ Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
+ Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
+ Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
+ Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
+ Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
+ Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
+ Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
* Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
– Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
+ Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;
+ Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
+ Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
+ Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
+ Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
+ Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;
+ Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
+ Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;
+ Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
– Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
– Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
* Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
– Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
+ Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Biên bản vi phạm hành chính;
+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
+ Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
+ Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
+ Các tài liệu khác có liên quan.
– Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.
– Hồ sơ áp dụng biện pháp trục xuất phải được đánh bút lục và lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp áp dụng hình thức xử lý trục xuất người nước ngoài, trách nhiệm của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh là gì?
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng theo pháp luật Việt Nam, hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Vậy khi áp dụng hình thức xử lý trục xuất người nước ngoài, trách nhiệm của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh như sau:
Tại Điều 15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong trường hợp áp dụng hình thức xử lý trục xuất như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất.
Như vậy, trong trường hợp này nếu áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khi xét thấy người nước ngoài này thực hiện hành vi vi phạm mà đủ điều kiện để áp dụng thì đơn vị phải gửi tài liệu, tang vật,…có liên quan đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm hành chính như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật thừa kế đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sở hữu nhà tại Việt Nam
- Người nước ngoài cần lưu ý những gì khi mua nhà tại Việt Nam?
- Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án,quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục áp dụng trục xuất theo thủ tục hành chính theo Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
– Quyết định trục xuất phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú trước khi đến Việt Nam.
– Cơ quan Công an có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trục xuất, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương I Phần thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước;
– Trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước chi trả vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất.