Thời gian gần đây, một tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin phản ánh nhân viên kỹ thuật FPT Shop ở Hà Nội đã truy cập vào các tài khoản mạng xã hội của mình để lấy thông tin nhạy cảm. Theo đó, một phụ nữ cho biết cô cùng một phụ nữ khác mang máy tính của mình đến cửa hàng FPT Shop; tuy nhiên, sau đó phát hiện bị tài khoản Facebook bị đăng nhập trên máy tính, trong thời gian bảo hành ở FPT. Vậy, Trộm dữ liệu của khách hàng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành
Nội dung tư vấn
Dữ liệu khách hàng là gì?
Dữ liệu là một tập hợp các dữ kiện, chẳng hạn như số, từ, hình ảnh, nhằm đo lường, quan sát hoặc chỉ là mô tả về sự vật. Sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ; đặc biệt là trong điện thoại thông minh; đã dẫn đến việc văn bản, video và âm thanh được đưa vào dữ liệu cùng với nhật ký web. Hầu hết dữ liệu này là không có cấu trúc.
Social media – Thống kê cho thấy rằng 500+ terabyte dữ liệu mới; được đưa vào cơ sở dữ liệu của trang mạng xã hội Facebook mỗi ngày. Dữ liệu này chủ yếu được tạo về tải lên ảnh và video, trao đổi tin nhắn, bình luận, v.v.
Dữ liệu khách hàng là thông tin mà khách hàng cung cấp; trong khi tương tác với doanh nghiệp của bạn qua trang web; ứng dụng di động, khảo sát, phương tiện truyền thông xã hội; chiến dịch tiếp thị và các con đường trực tuyến, ngoại tuyến khác.
Dữ liệu khách hàng là nền tảng cho một chiến lược kinh doanh thành công. Các doanh nghiệp đã mau chóng nhận ra tầm quan trọng dữ liệu từ lâu; cho phép họ cải thiện trải nghiệm khách hàng và tinh chỉnh chiến lược kinh doanh theo thời gian.
Pháp luật bảo vệ dữ liệu của khách hàng như thế nào?
Trộm dữ liệu của khách hàng vi phạm quyền bí mật về đời tư; được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật…”
Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Mọi hành vi xâm phạm đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Trộm dữ liệu của khách hàng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
Dưới góc độ hành chính, theo Khoản 2, Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người nào truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển; thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị; thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc ;thu thập thông tin của người khác sẽ bị xử phạt 30-50 triệu đồng. Như vậy, người nào trộm dữ liệu của khách hàng; có thể bị xử phạt hành chính lên tới 50 triệu đồng.
Dưới góc độ hình sự, hành vi tự ý truy cập, lục lọi tài khoản mạng xã hội của khách hàng có dấu hiệu của tội Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo Điều 289, người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến một tỷ đồng hoặc phạt tù 1-12 năm, tùy thuộc tình tiết định khung hành vi phạm tội.
Ngoài ra, nếu người phạm tội có ý định đưa hoặc sử dụng trái phép những thông tin này gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, căn cứ Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Giải quyết tình huống trộm dữ liệu của khách hàng ở FPT Shop
Việc nhân viên kỹ thuật FPT Shop cố tình xâm nhập; trộm dữ liệu nhạy cảm của khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo nội quy công ty; nhân viên này cùng những người có trách nhiệm liên quan có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp này, do nhân viên kỹ thuật FPT Shop đã truy cập trái phép vào máy tính; để thu thập thông tin của khách hàng; người này sẽ bị xử phạt tối đa 50 triệu đồng; trong trường hợp hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự.
Nếu hành vi của nhân viên đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; với tội danh: “Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính; mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”. Theo đó, nhân viên này có thể bị xử phạt lên tới 12 năm tù.
Ngoài ra, nếu có ý định lấy cắp; đăng tải những nội dung nhạy cảm, người này còn có dấu hiệu cấu thành; tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy vì đã sao chép; lưu về điện thoại của mình với mục đích phổ biến ảnh; phim có tính chất đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Trộm dữ liệu của khách hàng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Làm nhục người khác trên mạng xã hội có bị đi tù theo quy định pháp luật?
Câu hỏi thường gặp
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người lăng mạ người khác phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động); xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ; chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói; tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế; đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Cụ thể, Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”; “Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm; uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin; đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi; cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.