Tên gọi của doanh nghiệp thường mang nhiều ý nghĩa đối với quá trình xây dựng, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp còn là căn cứ để xác định một doanh nghiệp cụ thể với một doanh nghiệp khác, còn là cơ sở tạo thương hiệu trên thị trường nên doanh nghiệp sẽ không đặt tên tương tự hay gây hiểu lầm với doanh nghiệp khác. Cùng với đó, một cái tên đã gắn bó từ lâu thì rất ít khi doanh nghiệp thay đổi tên, trừ một số trường hợp bất khả kháng hay việc thay đổi tên là thật sự cần thiết. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp một cách nhanh chóng hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về tên doanh nghiệp như thế nào?
Tên công ty là tên gọi của một doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp, qua tên công ty còn giúp phân biệt các công ty với nhau. Vì vậy, trước khi đăng ký doanh nghiệp cần lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật.
Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên Doanh nghiệp như sau:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Khi nào nên thay đổi tên doanh nghiệp?
Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác, quan niệm phong thủy của người phương đông…
Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
Cách xác định tên doanh nghiệp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
Theo quy định tại điều 41 Luật doanh nghiệp 2020:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”.
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần
Hồ sơ thay đổi tên mỗi loại công ty có những điểm giống và khác nhau. Dưới đây là các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần:
– Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên;
– Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên;
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể về việc thay đổi tên;
– Thông báo cập nhập số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (nếu doanh nghiệp chưa có thông tin);
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Hồ sơ thay đổi tên công ty tnhh 1 thành viên, 2 thành viên trở lên
Thông báo về việc thay đổi tên trên giấy phép kinh doanh
Thông báo cập nhập số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (nếu chưa có thông tin)
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên v/v đổi tên
Biên bản họp của hội đồng thành viên v/v đổi tên
Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp năm 2023
Thủ tục thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới
Bước 2: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký
Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty
Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi ở nội dung bên dưới.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi
Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 6: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi
Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.
Những việc cần làm sau khi thay đổi tên doanh nghiệp?
Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các việc sau:
– Khắc lại dấu tròn công ty và công bố việc sử dụng mẫu dấu trên cơ sở dữ liệu quốc gia;
– Hủy hóa đơn cũ đang sử dụng (trường hợp vẫn sử dụng hóa đơn in) và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với thông tin công ty mới;
– Thông báo và đăng ký thay đổi thông tin chủ sở hữu với các tài khoản ngân hàng công ty;
– Thông báo tới các đối tác đã ký kết hợp đồng dịch vụ
– Thông báo và nộp hồ sơ đính chính lại thông tin tên chủ sở hữu trên các giấy tờ có đăng ký thông tin chủ sở hữu;
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tra cứu thay đổi địa giới hành chính
- Tra cứu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Do đó khi thay đổi tên công ty không làm thay đổi mã số thuế của doanh nghiệp.
Thay đổi tên công ty không phải làm thủ tục quyết toán thuế. Khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần cập nhật lại thông tin trên chữ ký số, hóa đơn. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đẩy thông tin thay đổi sang cơ quan thuế, do đó thông tin kê khai thuế đã được cập nhật theo thông tin tên mới và doanh nghiệp không cần phải kê khai thay đổi với cơ quan đăng ký thuế.
Doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng, khi thay đổi tên cần thay đổi thông tin tên công ty trên văn bằng nhãn hiệu mà không phải thay đổi lại nhãn hiệu đã đăng ký. Tuy nhiên, trường hợp tên công ty mới khác hoàn toàn với nhãn hiệu đã đăng ký, doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu mới tương ứng với tên doanh nghiệp mới để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.