Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể, Khi các bên không đạt được sử thống nhất về quyền lợi cho các bên. Để thể hiện sự phản đối của mình đối với người sử dụng lao động; nhiều người thường vận động các nhóm người lao động trong công ty đình công để biểu tình phản đối các chính sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thủ tục đình công trong lao động. Để làm rõ vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây của luật sư X nhé !
Căn cứ pháp lý:
Đình công lao động là gì?
Theo quy định tại điều 198 Bộ luật lao động 2019 thì :” Đình công là sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu; trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động; có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”
Đặc điểm của đình công lao động.
Thứ nhất; đình công là sự phản ứng của những người lao động thông qua hành vi ngừng việc hoàn toàn.
Thứ hai; đình công là hiện tượng phản ứng có tính tập thể được tiến hành bởi những người lao động
Thứ ba, đình công được thực hiện một cách có tổ chức.
Thứ tư; mục đích của đình công là nhằm đạt những yêu sách gắn với lợi ích tập thể của người lao động.
Điều kiện tiến hành thủ tục đình công lao động.
Chủ thể được tiến hành đình công lao động.
Theo quy định của BLLĐ năm 2019; chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đánh của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác; theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Trường hợp được phép thực hiện việc đình công.
Không phải bất cứ trường hợp nào khi có tranh chấp lao động; xảy ra thì người lao động đều được phép đình công, hay nghỉ làm tập thể để phản đối các yêu cầu; quy định của người sử dụng lao động mà việc đình công này chỉ được quy định; thành một số trường hợp cụ thể mà pháp luật; quy định và phải được thực hiện theo thủ tục đình công lao động mà pháp luật quy định. Tại điều 199 Bộ luật lao động quy định về những trường hợp người lao động; được đình công bao gồm:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Thời điểm tiến hành thủ tục đình công lao động theo quy định.
Khi xảy ra tranh chấp lao động; mà các bên không thể giải quyết được tranh chấp do hết thời hạn hòa giải hoặc ban trọng tài lao động; không được thành lập… theo quy định tại điều 199 bộ luật lao động; thì tổ chức đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động được pháp tổ chức đình công.
Như vậy, pháp luật quy định việc đình công chỉ được phép tiến hành đối với các tranh chấp; lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn nhất định. Pháp luật đã quy định khoảng thời gian hợp lí để các bên có thể giải quyết tranh chấp; lao động bằng phương pháp hoà giải nhằm hạn chế tối đa việc đình công gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tập thể NLĐ và NSDLĐ.
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà giải; nếu hoà giải không thành hoặc hết thời hạn hoà giải mà hoà giải viên lao động; không tiến hành hoà giải thì khi đó, NLĐ được tiến hành đình công – vũ khí cuối cùng của người lao động.
Trình tự thủ tục tiến hành đình công lao động.
Việc đình công phải do Tổ chức đại diện người lao động lãnh đạo; thường sẽ dó tổ chức công đoàn đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện. Đối với những nơi chưa có tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở; thì đình công do tổ chức đại diện cho người lao động cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động
Trước khi tiến hành thủ tục đình công lao động; tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật lao động; có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện; người lao động tham gia thương lượng.
Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.
Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:
- Phương án của Ban chấp hành công đoàn về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động 2019
- Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.
- Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về thủ tục đình công lao động; do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động; biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất; kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn; cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 2: Ra quyết định đình công lao động
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến về thủ tục đình công; lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này; thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
– Kết quả lấy ý kiến đình công;
– Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
– Phạm vi tiến hành đình công;
– Yêu cầu của tập thể lao động;
– Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.
Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công; Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.
Bước 3: Tiến hành thủ tục đình công lao động
Đến thời điểm bắt đầu đình công; nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì tổ chức đại diện người lao động dẽ được phép tiền hành thủ tục đình công lao động cũng như tổ chức và lãnh đạo đình công.
Hiện nay nước ta chưa có qui định cụ thể nào về hình thức tiến hành đình công công lao động mà chỉ qui định về thủ tục; những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công, chúng ta có thể hiểu rằng ngoài những hành vi này thì người lao động có thể tiến hành mọi hành vi mà luật không cấm.
Hi vọng, qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về” thủ tục đình công lao động theo pháp luật Việt Nam “
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
theo quy định tại khoản 2 điều 207 Bộ luật Lao động thì ” Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Tổ chức đại diện người lao động phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động khi tiến hành đình công cụ thể tại khoản 3 điều 202 quy định như sau:” Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Bộ luạt lao động thì “Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.”