Cuối năm tài chính là giai đoạn mà những người kế toán làm việc tại các doanh nghiệp phải hoàn tất các sổ sách, chứng từ, hạch toán trên hệ thống. Tuy nhiên, để hạch toán chính xác các khoản chi phí trong năm là điều không hề dễ dàng. Hiện nay, nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến vấn đề hạch toán lương tháng 13 khi doanh nghiệp trích ra trước để trả cho người lao động. Vậy theo quy định hiện hành, khi trích trước lương tháng 13 hạch toán như thế nào? Lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Cần lưu ý những gì khi hạch toán lương tháng 13? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Lương tháng 13 là gì?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là “lương tháng 13”, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.
Ví dụ: Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018 của Bộ LĐ-TB&XH.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.
Trích trước lương tháng 13 hạch toán như thế nào?
Pháp luật hiện nay quy định về thời điểm hạch toán lương tháng 13 như sau:
- Nếu doanh nghiệp thực chi tiền lương tháng 13 vào thời điểm trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: chi phí lương này sẽ được ghi nhận vào chi phí năm tài chính phát sinh.
- Nếu doanh nghiệp thực chi tiền lương tháng 13 vào thời điểm sau khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: chi phí lương này sẽ được ghi nhận vào chi phí năm sau.
Như vậy, nếu doanh nghiệp trích lương tháng 13 trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì chi phí lương này sẽ được ghi nhận vào chi phí năm tài chính phát sinh. Do đó, Khi trích trước lương tháng 13 thì doanh nghiệp làm hồ sơ hạch toán vào trong năm tài chính phát sinh đó.
Cụ thể, Trích trước lương tháng 13 hạch toán như sau:
Khi tính ra lương tháng 13 của người lao động:
- Nợ TK 622, 623, 6271, 6411, 6421
- Có TK 334
Thuế thu nhập cá nhân trừ lương (nếu có)
- Nợ TK 334
- Có TK 3335
Thanh toán lương tháng 13
- Nợ TK 334
- Có TK 111,112
Chứng từ hạch toán: quyết định lương thưởng và bảng lương.
Lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, lương tháng 13 (thưởng Tết) không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Theo điểm e, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, lương tháng 13 (thưởng Tết) của người lao động là thu nhập chịu thuế.
Tuy nhiên, nếu khoản thưởng Tết sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (như: khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học,…) mà vẫn còn thì mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý, Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm thực trả
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.”
Ví dụ: Công ty thực hiện chi tiền lương tháng 13 vào tháng 02/2022 thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng 02/2022.
Công ty sẽ tổng hợp toàn bộ thu nhập của người lao động vào tháng 02/2022 tính và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Khoản thu nhập này sẽ được quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho kỳ tính thuế năm 2022.
Cần lưu ý những gì khi hạch toán lương tháng 13?
Doanh nghiệp cần lưu ý về thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi hạch toán lương tháng 13. Cụ thể:
Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, quy định như sau:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của công ty, tổng công ty, tập đoàn; quy chế thưởng do chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty, tổng công ty.”.
Do đó để ghi nhận chi phí lương tháng 13 là chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải thỏa mãn điều kiện về hồ sơ, chứng từ như sau:
- Ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng lương tháng 13 tại một trong các hồ sơ: hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính; quy chế thưởng.
- Quyết định lương thưởng;
- Chứng từ thanh toán lương thưởng.
Lưu ý:
- Nếu trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có quy định: “Khoản thưởng chi lương tháng 13 cho người lao động không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị” thì khoản tiền thưởng (lương thưởng tháng 13) cho người lao động được phép hạch toán vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ngược lại, nếu trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có quy định: “Khoản thưởng chi lương tháng 13 cho người lao động phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị” thì khoản tiền thưởng (lương thưởng tháng 13) cho người lao động không được phép hạch toán vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, nếu doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là lỗ, thì tùy theo quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp đó mới có thể quyết định doanh nghiệp có được phép hạch toán vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trích trước lương tháng 13 hạch toán như thế nào?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu Quy chế tài chính nội bộ có quy định “Khoản tiền lương tháng 13 cho người lao động không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” thì khoản tiền lương này được ghi nhận là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu Quy chế tài chính nội bộ có quy định “Khoản tiền lương tháng 13 cho người lao động phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có lợi nhuận thì mới chi lương tháng 13” thì khoản tiền lương này không được ghi nhận là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp thực chi tiền lương tháng 13 vào thời điểm trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: chi phí lương này sẽ được ghi nhận vào chi phí năm tài chính phát sinh.
Nếu doanh nghiệp thực chi tiền lương tháng 13 vào thời điểm sau khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: chi phí lương này sẽ được ghi nhận vào chi phí năm sau.
Để đưa khoản chi phí tiền thưởng lương tháng 13 vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần:
– Ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty, quy chế thưởng của công ty và được sự đồng ý của hội đồng quản trị và được tính toán hợp lý (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị).
– Quyết định lương thưởng.
– Phiếu chi tiền thưởng.
– Được chi trả trước thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm.