Trẻ em là một bộ phận trong nhóm người yếu thế trong xã hội cần được quan tâm và bảo vệ. Trong các quyền của trẻ em có quyền riêng tư mà không phải ai cũng biết và hiểu đúng. Vậy thì có câu hỏi đặt ra là ” Trẻ em bao nhiêu tuổi thì có quyền riêng tư”. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, hiện nay em 15 tuổi, bố mẹ em thường xuyên tiến hành kiểm tra điện thoại của em; ngoài ra còn vào các tài khoản xã hội khác xem các thông tin; với lý do em chưa thành niên. Mặc dù đã góp ý với bố mẹ nhiều lần những tình trạng này vẫn diễn ra. Luật sư cho em hỏi là hành vi này của bố mẹ em có phải là hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em không ạ?. Em cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Quyền riêng tư của trẻ em là gì?
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự tôn và phẩm giá con người. “Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được biết gì về bản thân mình”.
Quyền riêng tư đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 (Điều 12) và Công ước các quyền chính trị, dân sự, 1966 (Điều 17): “Không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự, uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm hại tương tự như vậy”.
Quyền riêng tư của trẻ em là một khía cạnh của quyền riêng tư, được khẳng định tại Điều 16 Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989: “Không trẻ em nào chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em”; “Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.
Là một quyền con người, một bộ phận của quyền riêng tư, quyền riêng tư của trẻ em chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự giúp đỡ, chống lại được những xâm hại đến từ sự can thiệp tùy tiện, bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và phẩm giá của các em. Quyền riêng tưcủa trẻ về cơ bản được tiếp cận và có đặc điểm, nội hàm như quyền riêng tư.
Quyền riêng tư của trẻ em và bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết, bởi trẻ em là những “người dưới 18 tuổi…”, về cơ bản, là những thể nhân chưa có đầy đủ năng lực hành vi, chưa có nhận thức, sức khỏe, độ tuổi như người trưởng thành, người lớn và cần có sự chăm sóc, bảo vệ, đối xử phù hợp.
Trẻ em bảo nhiêu tuổi thì có quyền riêng tư?
Theo Hiến pháp năm 2013, trẻ em (người dưới 16 tuổi) được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (khoản 1, Điều 37).
Luật Trẻ em năm 2016, có hiệu lực từ ngày 1-6-2017; quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư (Điều 21).
Như vậy, chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Với quy định này, ta có thể hiểu rằng; trẻ em từ khi sinh ra cho đến 16 tuổi thì đều có quyền riêng tư; và yêu cầu được bảo vệ quyền riêng tư này.
Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em
Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là trách nhiệm của nhiều chủ thể; trong đó đóng vai trò trung tâm, chủ đạo là Nhà nước. Theo đó, bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là việc Nhà nước chủ động ngăn chặn; sự vi phạm đến quyền này từ phía các bên thứ ba; thể hiện ở việc Nhà nước chủ động xây dựng các biện pháp; và thực hiện cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em.
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em
Ngày 20/2/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới; phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Xuyên suốt các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp hiện hành năm 2013; quyền trẻ em đều được ghi nhận.
Luật Trẻ em năm 2016 đã có quy định cụ thể về quyền riêng tư của trẻ em: “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm; uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư” (Điều 21). Luật Báo chí năm 2016 cũng cấm đăng, phát thông tin; có nội dung “ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em” (Khoản 9 Điều 9).
Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; ghi nhận: “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em” (Điều 33).
Về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, Luật Trẻ em năm 2016; xác định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin; truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng; phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em; theo quy định của pháp luật” (Khoản 2, Điều 54). Đồng thời, hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ; người giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6).
Luật An ninh mạng năm 2018; cũng quy định về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên không gian mạng (Điều 30): “Trẻ em có quyền được bảo vệ; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, quyền vui chơi, giải trí; quyền bí mật đời sống riêng tư và các quyền trẻ em khác khi tham gia trên môi trường mạng….” (khoản 2).
Các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; không chỉ là các chủ thể có thẩm quyền, mà còn là “cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên; người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em“; đều có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng; theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Xử lý hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em
Việc xử lý vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng internet; được quy định trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; và tần số vô tuyến điện, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền đối với các hành vi phạm về trang thông tin điện tử; tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội liên quan đến tiết lộ bí mật đời tư; hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức; có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định.
Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000; với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư; sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh; nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình, trong đó có trẻ em.
Bộ luật Hình sự hiện hành quy định; hành vi thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; khi thực hiện các hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa; thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong đó có trẻ em); trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép; của chủ sở hữu thông tin đó sẽ bị phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 288).
Bên cạnh đó, hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và chịu hình phạt về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn điện thoại, thư, điện tín; hoặc các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; hoặc tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; và bảo vệ trẻ em, trách nhiệm liên đới của người có thẩm quyền; đã được ghi nhận: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương; phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em; hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
Đồng thời, quy định xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ; người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp pháp luật về trẻ em; nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ; cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trẻ em bảo nhiêu tuổi thì có quyền riêng tư ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; xin xác nhận tình trạng hôn nhân; Nộp giấy tờ thai sản gồm những gì?; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Đóng tiền bảo hiểm 3 năm được bao nhiêu tiền
- Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu
- Nộp những giấy tờ gì để hưởng thai sản?
Câu hỏi thường gặp
Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực từ ngày 1/6 quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Quyền riêng tư là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia công nhận và bảo vệ. Quyền riêng tư đối với trẻ em lại càng được đặc biệt chú trọng vì trẻ em “nhóm yếu thế”, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, thể chất để có thể tự bảo vệ mình trước các hành vi tác động, xâm hại đến mình.
– Nhà nước có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi của các cá nhân có thẩm quyền, các thể nhân hay pháp nhân khác xâm phạm tùy tiện và bất hợp pháp vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín và tất cả các khía cạnh khác thuộc phạm trù quyền riêng tư của trẻ em;
– Những can thiệp vào quyền riêng tư của trẻ em phải được quy định trong pháp luật và phải phù hợp với các quy định khác của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Những can thiệp bất hợp pháp và cả những can thiệp hợp pháp nhưng không phù hợp với các quy định của ICCPR đều bị xem là tùy tiện và phải bị xử lý;
– Các quốc gia chỉ nên và được phép thu thập thông tin về đời tư của trẻ em khi những thông tin đó là thiết yếu để bảo vệ lợi ích chung của xã hội như được thừa nhận trong ICCPR. Tính toàn vẹn và bảo mật của thư tín phải được bảo đảm cả về pháp lý và thực tiễn;
– Quốc gia có trách nhiệm ban hành các quy định của pháp luật cần thiết để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của trẻ em, bao gồm những quy định cho phép mọi người có khả năng tự bảo vệ trước những sự can thiệp hoặc xâm hại bất hợp pháp hay tùy tiện vào danh dự, uy tín của mình.
Theo Điều 21 Luật trẻ em 2016 thì quyền bí mật về đời sống riêng tư của trẻ em phải được tôn trọng và được bảo vệ bởi pháp luật.
Trong đó, mọi người không có quyền xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.