Các bên tham gia hợp đồng không thể tránh khỏi việc phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Với việc phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể tại Việt Nam không có yếu tố nước ngoài thì sẽ tuân thủ theo các quy định pháp luật của Việt Nam để giải quyết. Vậy với trường hợp tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì cách giải quyết như thế nào? Yếu tố nước ngoài ở đây được xác định là gì? Việc áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài ra sao? Toà án nhân dân Việt Nam có thể giải quyết với các loại tranh chấp này không? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12 ban hành bởi Quốc hội
- Nghị định 22/2017/NĐ – CP
Thế nào là Hợp đồng có yếu tố nước ngoài?
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 của Việt Nam quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Theo căn cứ trên có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng là sự thỏa thuận thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của các bên theo đó thể hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên thống nhất ý chí nhằm đáp ứng quyền lợi của mỗi bên.
Trong đó hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự thể hiện mối quan hệ giữa các bên của hợp đồng. Vì vậy Hợp đồng có yếu tố nước ngoài chính là hợp đồng có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài này dược thể hiện tại những trường hợp quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Có một trong các bên tham gia hợp đồng là chủ thể (cá nhân, pháp nhân) nước ngoài:
VD: hợp đồng mua bán nông sản được ký kết giữa bên bán là cá nhân ông A mang quốc tịch Việt Nam với bên mua là công ty đăng ký kinh doanh có trụ sở tại Mỹ (mang quốc tịch Mỹ);
+ Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ trong hợp đồng xảy ra tại nước ngoài:
VD: hai doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh có trụ sở tại Việt Nam nhưng thông qua một hội nghị hợp tác kinh tế tại nước ngoài có ký kết hợp đồng mua bán nông sản tại đó;
+ Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng thực hiện hợp đồng là ở nước ngoài:
VD: hai doanh nghiệp tại Việt Nam có ký kết hợp đồng mua bán linh kiện xe ô tô được sản xuất tại Nhật; trong trường hợp này đối tượng của hợp đồng – tức là linh kiện xe ô tô lại đang ở Nhật Bản.
Như vậy để xác định một hợp đồng có yếu tố nước ngoài ta cần xác định dựa vào một trong 3 yếu tố trên: chủ thể tham gia; xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ trong hợp đồng và đối tượng thực hiện hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì?
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải có ít nhất một chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài, hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hay các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài như theo quy định ở phân trên.
Cũng giống như các hợp đồng thông thường các bên tham gia hợp đồng cũng sẽ có thể xảy ra tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng là sự bất đồng của các bên trong việc thực hiện giao kết, sửa đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng có yếu tố nước ngoài và khiến các bên xảy ra bất đồng không thể thoả thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng được.
Việc tranh chấp hợp đồng sẽ có các đặc điểm sau:
– Căn cứ theo quyền tự định đoạt của các bên khi thỏa thuận hợp đồng nên tranh chấp hợp đồng sẽ được giải quyết dựa trên sự tôn trọng ý chí của các bên, nghĩa là việc giải quyết tranh chấp sẽ dựa trên những phương thức mà các bên thoả thuận, về vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra.
– Tranh chấp hợp đồng đôi khi chỉ đến từ việc yêu cầu không thực hiện một công việc nhất định nên bản chất của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng không đơn thuần là việc phân định quyền lợi về mặt tài sản mà còn có thể bao gồm cả các quyền lợi về nhân thân của các chủ thể tham gia.
– Ngoại trừ có thỏa thuận khác thì các bên bình đẳng trước cơ quan tài phán trong việc khởi kiện tranh chấp hợp đồng. Do đó tranh chấp hợp đồng phải được xem xét dựa trên tiêu chí bình đăng, tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.
Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Tại Việt Nam, các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể được thực hiện bằng các phương thức sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.
Giải quyết bằng thương lượng
Thương lượng là việc các bên ngồi lại, tiến hành tham gia bàn bạc với nhau nhằm giải quyết những mâu thuẫn hoặc vấn đề mà mình gặp phải giúp cho quyền lợi các bên được đáp ứng một cách đầy đủ. Thương lượng là một cách thức thỏa thuận, ưu tiên thỏa thuận các vấn đề của các bên. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật trong nước điều chỉnh cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài này.
Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
Tuy nhiên, thương lượng có thể được thỏa thuận bằng văn bản thỏa thuận, điều này nhằm xác định căn cứ nếu có sự việc xảy ra tranh chấp cần sự giải quyết của cơ quan thứ ba (Tòa án, Trọng tài).
Giải quyết bằng hòa giải
Hòa giải trong quan hệ pháp luật dân sự cần thực hiện khi có sự đồng ý của các bên và có sự tham gia của hòa giải viên thương mại tại nước ta. Việc hòa giải được thực hiện, điều chỉnh theo trình tự, thủ tục của Nghị định 22/2017/NĐ – CP về hòa giải thương mại.
Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:
– Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
– Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
– Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Giải quyết bằng Trọng tài
Cùng với phương thức hòa giải và thương lượng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài thương mại cũng là một phương thức giải quyết phổ biến hiện nay. Việc áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Căn cứ vào Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Bên cạnh đó, dựa vào Điều 5, Điều 18 của luật này, điều kiện để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài là:
+ Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
+ Thỏa thuận không được vô hiệu: tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người thỏa thuận không có thẩm quyền, năng lực hành vi dân sự; hình thức xác lập của thỏa thuận không phù hợp với quy định, vi phạm điều cấm của Luật. Trong đó:
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Việc giải quyết bằng trọng tài phải dựa trên các nguyên tắc căn cứ theo Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
– Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Giải quyết bằng Tòa án
Căn cứ vào Điều 17; khoản 3, khoản 4 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết tại Tòa án Nhân dân (TAND) trong các trường hợp sau:
- Trường hợp hai bên không thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc thỏa thuận vô hiệu thì TAND có thẩm quyền giải quyết.
- Các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng cơ quan trọng tài đó đã chấm dứt hoạt động, trọng tài viên từ chối giải quyết vụ việc mà không lựa chọn người thay thế.
- Quy tắc tố tụng được các bên lựa chọn khác với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn và trung tâm không cho phép áp dụng quy tắc của trung tâm khác.
- Người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài.
Với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng con đường Tòa án thì đây là một trong những nội dung tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Căn cứ Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.”
Pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp?
Căn cứ Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cách xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam“.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và muốn tham khảo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này. Hiện có 02 hình thức hòa giải sau đây:
1. Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.
2. Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP và thỏa thuận của các bên.
Căn cứ Khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.”
Căn cứ quy định trên thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết với các tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi mà một bên là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Theo Khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Theo đó có thể thấy các bên tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài hoàn toàn có thể lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.