Đảm bảo quyền riêng tư các nhân, cũng như thông tin khách hàng; là một trong những nghĩa vụ quan trọng khi giao kết thực hiện hợp đồng. Việc bảo đảm thông tin khách hàng có vai trò quan trọng; đối với không những cá nhân khách hàngl mà cả đối với chính tổ chức đó, qua đó là phương thức xây dựng uy tín trong mắt khách hàng; đặc biệt trong lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi khách hàng như tín dụng. Tuy nhiên, đôi khi vì lý do nào đó mà thông tin khách hàng vẫn bị lộ ra bên ngoài. Câu hỏi đặt ra vậy trong trường hợpl làm lộ thông tin khách hàng thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng
Việc bảo mật thông tin khách hàng; là điều vô cùng quan trọng khi giao kết hợp đồng đối với tổ chức tín dụng. Bởi khi làm lộ thông tin khách hàng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản; danh dư, cũng như uy tín của khách hàng cũng như tổ chức tín dụng.
Tại Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng; trong việc bảo mật thông tin như sau:
- Tổ chức tín dụng phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản; tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản; tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng cho tổ chức; cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Việc bảo vệ thông tin khách hàng có ý quan trọng; trong việc xây dựng hình ảnh của ngân hàng, hay tổ chức tín dụng trong mắt các khách hàng; hay đối tác của mình. Chỉ khi bảo mật tốt thông tin của khách hàng thì họ mới có thể yên tâm giao tài sản; của chính mình để ngân hàng hay tổ chức tín dụng nắm giữ. Điều này cũng được pháp luật thừa nhận; theo đó nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng cũng được quy định cụ thể tại điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP
Các trường hợp ngân hàng được cung cấp thông tin khách hàng
Ngân hàng phải có trách nhiệm bảo vệ, thông tin khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ ngân hàng được phép cung cấp thông tin khách hàng cho cá nhân; tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo quy định tại điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP; quy định về các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng như sau:
- Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật; luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
Theo quy định của pháp luật, ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng; trong trường hợp được khách hàng chấp thuận, cho phép cung cấp thông tin. Cá biệt hơn, trong một số trường hợp được pháp luật quy định khi được cơ quan điều tra, các cơ quan có thẩm quyền khác …. Ngoài các trường hợp pháp luật quy định; như trên thì ngân hàng phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng. Vậy, ngoài các trường hợp trên khi thông tin khách hàng bị làm lộ thì liệu ngân hàng có thể bị xử lý thế nào ?
Có thể bạn quan tâm
- Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng phá sản
- Thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng được không?
Trách nhiệm của ngân hàng trong trường hợp làm lộ thông tin khách hàng
Tùy theo tính chất mức độ của hành vi mà việc làm lộ thông tin khách hàng; có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp phát hiện ra người làm lộ thông tin khách hàng.
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm d khoản 4 điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP; nêu rõ mức xử phạt tổ chức tín dụng đối với hành vi làm lộ; sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng không đúng mục đích; theo quy định của pháp luật là 60 – 80 triệu VNĐ. Mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi tương tự là 30 – 40 triệu VND.
Bên cạnh đó, Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt 10 – 20 triệu VND đối với cá nhân chuyển giao thông tin của người tiêu dùng; cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định. Trường hợp thông tin có liên quan; là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng thì mức phạt tiền là 20 – 40 triệu VNĐ.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp phát hiện cá nhân làm lộ thông tin khách hàng. Theo Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác hoặc thu lợi bất chính sẽ bị quy vào tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
Theo đó, tùy thuộc vào số lượng tài khoản (từ 20 tài khoản trở lên) và số tiền thu lời bất chính tương ứng mà cá nhân có thể bị phạt tiền từ 200 – 500 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm và tổ chức có thể bị phạt tiền từ 400 triệu – 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Trách nhiệm của ngân hàng trong trường hợp làm lộ thông tin khách hàng“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833102102
Câu hỏi liên quan
Bộ luật Dân sự 2015 cho phép một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nên một tài sản có thể được thế chấp tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên tài sản thế chấp phải đảm bảo có giá trị lớn hơn tổng giá trị của nghĩa vụ được đảm bảo.
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng).
khách hàng bị lộ thông tin có quyền đề nghị cơ quan chức năng xử lý cá nhân gây lộ lọt thông tin, thậm chí là kiện ngân hàng, đòi bồi thường về tinh thần lẫn vật chất do hành vi bị lộ thông tin tài khoản gây nên.