Thưa luật sư, toi có ký một hợp đồng bán các sản phẩm hàng hóa các sản phẩm nông sản từ sắn. Nhưng mà trong quá trình vận chuyển thì lô hàng đã bị cháy và gây ra thiệt hại toàn hàng hóa trên xe vận chuyển cháy hết. Mà trong hợp đồng không hoải thuận về các thiệt hại và trách nhiệm thiệt hại ngoài hợp đồng. Luật sư có thể tư vấn cho tôi Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra như thế nào? Quy định pháp luật như ra sao khi có trường hợp pháp sinh thiệt hại nghiêm trọng. Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định hiện hành.
Ở nước ta hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ, mà chỉ quy định các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, cụ thể tại khoản 1 Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”.
Theo đó, ta có thể hiểu khái quát nguồn nguy hiểm cao độ là những đối tượng mà khi sử dụng, bảo quản, cất giữ, trông coi luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm, sự rủi ro cao đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người mà không phải bao giờ con người cũng có thể kiểm soát và ngăn chặn được.
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015 ta có kết luận sau: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng loại trừ những trường hợp mà khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho người khác nhưng chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng không phải bồi thường, đó là: –Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vô ý của người bị hại;
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đó là: trách nhiệm phát sinh khi các bên không có quan hệ hợp đồng; trách nhiệm chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định; ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác. Tuy nhiên, cũng có những đặc điểm riêng thể hiện tính chất của loại trách nhiệm này:
Thứ nhất, là trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển giao tài sản và của người chiếm hữu trái pháp luật về thiệt hại do tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ mà mình đang quản lý gây ra.
Thứ hai, không phụ thuộc vảo yếu tố lỗi.
Thứ ba, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Có thiệt hại xảy ra.
Đây là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và cũng là điểm khác biệt sơ với trách nhiệm theo hợp đồng. Thiệt hại là sự giảm sút những lợi ích về vật chất, danh dự, uy tín của tổ chức; vật chất, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì sẽ có trách nhiệm bồi thường, còn mức bồi thường thì theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và tổn thất về tinh thần nhưng không bao gồm những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư của cá nhân. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng bồi thường trong trường hợp cụ thể. Theo đó, thiệt hại bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm hại, thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại và thiệt hại do tính mạng bị xâm hại.
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất của nó có thể gây thiệt hại cho bất kì ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành hoặc những người không liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những người không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ.
Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
Hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ được hiểu là hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ làm giảm bớt những lợi ích vật chất nhất định của thế giới vật chất xung quanh và pháp luật không cho phép những thiệt hại này xảy ra. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh đều được bồi thường, chúng ta chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Thứ nhất, những vật, con vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như phương tiện giao thông vận tải đang lưu thông trên đường, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, thú dữ đang tấn công người,… Trường hợp thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thứ hai, thiệt hại phải do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà không phải do bất cứ tác động nào từ yếu tố bên ngoài gây ra. Nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho người xun g quanh, nên người vận hành , quản lý phải tuân thủ mọi quy định về an toàn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, ngăn chặn của con người. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của con người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do “tác động của con người” thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ, lái xe nhanh vượt ẩu gây ra tai nạn, thả thú dữ tấn công người,… Còn với những trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, quản lý của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra. Ví dụ: xe mất phanh, cháy chập đường tải điện, thú dữ trong rừng tấn công người,…
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có thể được áp dụng với các chủ thể sau: Chủ sở hữu; Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Thông thường chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm gây ra. Trường hợp chủ sở hữu đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng thông qua hợp đồng cho thuê, mượn thì trong thời gian đó người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi. Tuy nhiên pháp luật dân sự cũng loại trừ những trường hợp mà khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng không phải bồi thường, đó là: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vô ý của người bị hại, chẳng hạn: lao đầu vào ô tô tự tử,…; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo khoản 4 Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường. Như vậy chủ sở hữu hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không phải bồi thường trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Theo quan niệm trên thì chỉ khi nào một người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì mí phát sinh trách nhiệm bồi thường. Lỗi cũng là cơ sở để người bịt thiệt hại yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường, tuy nhiên trong thực tế có trường hợp thiệt hại xảy ra không do lỗi của ai. Chính vì thế, nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có lỗi thì sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho người bị hại. Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật dân sự có quy định tại Khoản 2 Điều 604 như sau : “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Đồng thời, khoản 3 Điều 623 Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng quy định: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Do đó, điều kiện về lỗi không có ý nghĩa đối với việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ biện chứng, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Mối quan hệ nhân quả giữ hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đặc biệt điểm mẫu chốt để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là xác định nguyên nhân nào gây ra thiệt hại đó. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại.