Do thời gian, và do con người, những ngôi đình cổ hàng trăm tuổi, những ngôi đền thiêng với những nét kiến trúc cổ, những công trình di tích lịch sử… dần bị mai một. Sự hội nhập văn hoá Đông – Tây, sự phát triển về kinh tế nên di tích văn hoá tâm linh cũng ít nhiều mang màu sắc mới, những công trình cũ được khoác lên mình những tấm áo mới, óng ánh và trang hoàng hơn rất nhiều. Vậy tôn tạo di tích là gì? Thực trạng tôn tạo di tích hiện nay như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL
Tôn tạo di tích là gì?
Tôn tạo di tích là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích.
Phân loại tôn tạo di tích: Có nhiều cách phân loại di tích khác nhau, nhưng nếu để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo nhằm giữ gìn cho hậu thế những di sản của tiền nhân thì có 2 loại tôn tạo di tích:
Nhóm 1: Những công trình chỉ còn là chứng tích lịch sử.
Có thể kể ra đây như những di tích cự thạch của người Tiền sử, các phế tích thành cổ (như thành nhà Mạc ở Tuyên Quang, Lạng Sơn), các phế tích chùa – tháp của người Thái, người Lào hiện còn rải rác ở Sơn La, Điện Biên hay hầu hết các phế tích đền tháp Champa (trừ một vài nhóm đền tháp như Po Nagar, Po Klaung Garai vẫn được sử dụng cho nhu cầu tín ngưỡng hiện nay của người dân, dù đã có cải biến nhiều về hình thức sinh hoạt…)v.v…
Đây là những công trình không còn đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống hiện nay, bởi hầu như chủ nhân ban đầu của nó không còn sử dụng chúng đúng mực đích. Những công trình này chỉ có thể coi như những chứng tích lịch sử của một thời đã qua.
Với những công trình này, việc ưu tiên giữ gìn yếu tố gốc, những yếu tố có thể coi như bằng chứng lịch sử phải được đặt lên hàng đầu; chỉ cần thu nhặt những thành phần, cấu kiện cũ của công trình nhưng đã bị rơi vãi để gia cố, tái định vị, giúp ta phần nào hình dung diện mạo vốn có của công trình. Chúng ta có thể dùng các biện pháp khoa học kỹ thuật chuyên môn để loại bỏ tác nhân gây hại (rêu mốc, thực vật) tới bề mặt và kết cấu công trình.
Nhóm 2: Những công trình vẫn đang phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Đây vừa là di tích, vừa là công trình văn hóa công cộng, chứ không phải dạng bảo tàng, sinh ra chỉ để chiêm ngưỡng và hàng ngày vẫn đáp ứng một lượng khách nhất định tới hành hương, lễ bái (Hầu hết các đình, chùa, đền miếu trong mỗi làng xã đều thuộc nhóm này); nhiều công trình còn là điểm thăm quan, hành hương của du khách khắp nơi, đặc biệt mỗi dịp lễ hội; nhiều công trình (đặc biệt là các ngôi chùa) thậm chí còn là chốn sinh hoạt chung của các tín đồ. Số người sử dụng càng tăng thì nhu cầu có thêm không gian sinh hoạt cũng tăng theo.
Đối với những di tích thuộc nhóm này công tác trùng tu, tôn tạo cần phải có ứng xử khác vừa đảm bảo vẫn giữ gìn hồn cốt của công trình, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã hội hiện nay. Ở những công trình loại này, vấn đề cải tạo, thay thế những cấu kiện, thành phần hư hỏng theo thời gian hay việc xây bổ sung hạng mục phụ trợ là cần thiết và là một nhu cầu tất yếu, thậm chí nó đã, sẽ còn diễn ra. Duy tu, bảo dưỡng kéo dài thường xuyên một công trình cũng sẽ giúp công trình kéo dài tuổi thọ và cũng tránh được sự lãng phí.
Vì liên tục được tu bổ, tôn tạo để phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân nên bản thân mỗi hạng mục kiến trúc trong tổng thể công trình (thậm chí là mỗi một thành phần, bộ phận kết cấu trong một công trình) cũng mang những dấu ấn niên đại khác nhau.
– Nguyên tắc trong hoạt động tôn tạo di tích
Căn cứ Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc trong hoạt động thi công tu bổ di tích như sau:
1. Tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.
3. Được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích; thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.
4. Trường hợp điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phải xem xét điều chỉnh thời gian thi công tu bổ di tích để đảm bảo chất lượng công trình.
5. Ghi nhận đầy đủ mọi hoạt động đã thực hiện tại công trường trong Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công.
6. Bảo đảm an toàn cho di tích và khách tham quan.
Công tác tu bổ di tích lịch sử và văn hoá
Tu bổ di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật và quá trình thi công, sản xuất v.v… Công tác tu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu cầu: Giải phóng, tước bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.
Sự khác biệt giữa xây dựng mới và sửa chữa công trình với công tác tu bổ và bảo quản di tích
Về bản chất công tác tu bổ di tích là một quá trình sản xuất, sáng tạo, tuy không phải là bộ môn khoa học độc lập nhưng trong quá trình sản xuất nó vẫn cần có những tiền đề và cơ sở khoa học, ngược lại những thành tựu, những phát hiện mới trong quá trình tu bổ cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển khoa học. Mục tiêu bao trùm là phải xác định chính xác giá trị của di tích về các mặt lịch sử, văn hoá, khoa học… tìm biện pháp bảo tồn nguyên trạng di tích để phát huy giá trị, phục vụ những nhu cầu do xã hội đặt ra. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, kiến trúc sư hiện nay khi can thiệp vào một công trình sẵn có thì cần phải hiểu những ý tưởng sáng tạo của kiến trúc sư đã thiết kế ra công trình đó, cũng như các sự kiện lịch sử và văn hoá đã diễn ra tại di tích. Tính chất đặc thù đó buộc kiến trúc sư tu bổ phải tôn trọng ý tưởng kiến trúc, yếu tố nguyên gốc và giá trị văn hoá hàm chứa trong vỏ kiến trúc của công trình. Thứ nữa, công tác tu bổ còn đặt ra yêu cầu phải tước bỏ khỏi di tích phần bổ sung không chính đáng sau này làm ảnh hưởng sai lệch các mặt giá trị của di tích, nhằm tạo điều kiện cho khách tham quan tiếp cận và hưởng thụ các mặt giá trị chân chính của văn hoá.
Trong xây dựng mới người ta chỉ tập trung mọi nỗ lực để vận dụng các thành tựu về kỹ thuật và vật liệu nhằm sáng tạo ra một công trình vừa đẹp, vừa bền vững và tiện ích nhất cho người sử dụng. Tức là thoả mãn các công năng kiến trúc, do đó khả năng sáng tạo và sử dụng vật liệu, kết cấu không gian không hạn chế đối với kiến trúc sư thiết kế. Hình dáng kiến trúc của công trình phụ thuộc hoàn toàn vào ý tưởng sáng tạo của kiến trúc sư.
Sửa chữa một công trình xây dựng hay một vật dụng chỉ đơn thuần là thấy chỗ nào hư hỏng thì sửa lại, gia cố, thay thế hoặc làm lại để phục vụ chủ yếu cho những công năng cụ thể.
Ngược lại bảo quản là sử dụng các biện pháp kỹ thuật giữ cho di tích ở nguyên trạng thái hiện có của nó mà không bị tiếp tục hư hỏng, bị thay đổi, biến dạng, không bị thêm bớt các bộ phận cấu thành. Còn tu bổ di tích bao hàm cả hai khái niệm sửa chữa và bảo quản nhưng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị khoa học thật nghiêm túc.
Hình thức tu bổ di tích
-Tu bổ quy mô lớn với mục tiêu phục hồi và tái tạo lại toàn bộ hay từng phần di tích đã bị mất đi, bị làm sai lệch hay biến đổi hình dáng. Trong đó phục hồi di tích đặt ra nhiệm vụ tước bỏ những lớp bổ sung sau này làm sai lệch hình dáng ban đầu, làm giảm các mặt giá trị của di tích (trừ trường hợp những lớp bổ sung sau này nếu có giá trị thẩm mỹ trở thành bộ phận hữu cơ của di tích thì cần được trân trọng). Còn tái tạo di tích có nghĩa là phục dựng lại những yếu tố, các bộ phận di tích đã bị mất, hoặc chỉ còn lại những chi tiết đơn lẻ. Ngoài ra có thể tái định vị các bộ phận di tích đã bị sụp đổ hoặc vùi lấp trong các phế tích kiến trúc.
– Tu bổ mang tính chất sửa chữa nhỏ, có nhiệm vụ bảo vệ và gia cường về mặt kỹ thuật để cho di tích luôn được giữ trong trạng thái bảo quản ổn định mà không làm thay đổi hình dáng lịch sử vốn có của nó, như: Bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho di tích, nhằm kiểm tra về mặt kỹ thuật, phát hiện, ngăn chặn hoặc loại trừ nguyên nhân gây hại cho di tích; sửa chữa nhỏ (mái dột, hệ thống máng nước, thoát nước, sơn cửa, quét vôi).
– Bảo quản cấp thiết: Khi phát hiện di tích đang ở trong tình trạng bảo quản không tốt, có khả năng đe doạ sự toàn vẹn và hoàn chỉnh của nó, hoặc có nguy cơ bị biến dạng, sụp đổ thì phải áp dụng ngay các biện pháp bảo quản cấp thiết. Đối với những di tích sau khi được công nhận nếu chưa có khả năng tu sửa lớn, chưa làm xong các khâu chuẩn bị khoa học cho công tác tu bổ, người ta cũng áp dụng biện pháp bảo quản cấp thiết hoặc di tích bị hư hỏng đột xuất do thiên tai gây ra. Nhưng phổ biến nhất là áp dụng biện pháp gia cố, tạo hệ thống khung chống đỡ các cấu kiện chịu tải trong di tích.
– Bảo quản phòng ngừa bằng biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn hoặc triệt tiêu các nguyên nhân gây hại cho di tích, có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật để bảo quản từng phần di tích, bảo quản toàn bộ di tích, tạo lớp cách ly chống thấm nước, chống ẩm, phun thuốc phòng và diệt mối, mọt, ngâm tẩm xử lý hoá chất cho các cấu kiện cũ và mới trước khi lắp dựng lại.
Trong công tác bảo tồn di tích, bảo quản mang tính chất phòng ngừa là biện pháp thích hợp cần được ưu tiên nhưng cũng đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề kỹ thuật rất phức tạp.
– Cải tạo di tích để sử dụng vào các chức năng mới, là biện pháp chỉ được áp dụng với điều kiện không được làm tổn hại, giảm giá trị lịch sử và thẩm mỹ của di tích.
Các khuynh hướng khác nhau trong việc áp dụng các hình thức tu bổ di tích
Cần phải căn cứ vào điều kiện lịch sử, khả năng kinh tế và đặc thù văn hoá của từng quốc gia mà vận dụng các hình thức tu bổ di tích phù hợp, đó là: Giữ di tích ở nguyên trạng thái cũ, hỏng bộ phận nào tu bổ phần đó, không thêm bớt, tu bổ di tích như nó vốn có, trước khi được tu bổ, nhằm đưa di tích trở lại trạng thái ban đầu như lúc mới khởi dựng với mục đích tạo ra sự toàn vẹn và hoàn chỉnh, cần chú ý tới khía cạnh thẩm mỹ gốc. Có trường hợp người ta có thể sử dụng vật liệu xây dựng mới, thậm chí vật liệu hiện đại vào việc tu bổ, như thay thế các cấu kiện chịu lực ở các kết cấu kín. Trường hợp khi không đủ cứ liệu khoa học, thì có thể vận dụng biện pháp so sánh, đối chiếu, tức là thông qua các di tích cùng loại hình hoặc dựa vào các bộ phận hiện còn mà tái taọ lại phần tương ứng đã bị mất. Nhiều trường hợp người ta áp dụng hỗn hợp cùng một lúc cả hai giải pháp nói trên. Hoặc là đối với các di tích có giá trị thẩm mỹ cao người ta ứng dụng nguyên tắc trung gian xử lý phần đã mất để tạo ra cảm giác hoàn chỉnh, nhưng vẫn thể hiện được nội dung, giá trị của di tích. Song, dù trong bất luận trường hợp nào thì phần trung gian cũng không được đối chọi và không làm ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận yếu tố nguyên gốc.
Cần nhấn mạnh một nguyên tắc là: Hình thức phục hồi, tái tạo di tích chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật đặc biệt, khi đã áp dụng những biện pháp kỹ thuật khác nhưng vẫn không có khả năng ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích.
Mời bạn xem thêm
- Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo xử lý thế nào?
- Quy định về xây dựng công trình tôn giáo theo pháp luật?
- Đập phá di tích lịch sử bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đ” Tôn tạo di tích là gì ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn…. hãy liên hệ: 0833.102.102..
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật di sản văn hóa thì “Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”
Theo đó, di tích lịch sử văn hóa chính là những giá trị công trình xây dựng, kiến trúc nghệ thuật, các địa điểm và các di vật, khảo vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xây dựng tại các thời kỳ trước đây và còn lưu lại đến bây giờ thuộc công trình, địa điểm mang giá trị lịch sử văn hóa từ xa xưa cho đến hiện nay. Và hiện này tùy thuộc vào gí trị, ý nghĩa lịch sử…mà chia thành di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương; di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Di tích từ lâu đã là “tiếng vang” của quá khứ, khi giá trị cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người dần sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi những truyền thống lịch sử, những tinh thần đoàn kết thì những giá trị di tích lịch sử lại càng phải được nâng cao hơn.
Một dân tộc hào hùng của nước ta chỉ được thể hiện qua những di tích mà từ đó các bạn bè quốc tế cũng như những thế lực âm mưu muốn chiếm nước ta một lần nữa phải nhận ra lịch sử ta trong quá khứ đã là một dân tộc, cộng đồng dân cư yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao, là những minh chứng lịch sử cho một dân tộc hào hùng, nhìn vào một di tích lịch sử văn hóa người ta có thể nhận thấy trình độ phát triển trong quá khứ của một dân tộc, cộng đồng dân cư, tìm thấy những giá trị lịch sử của dân tộc, sau hàng trăm năm hay ngàn năm thì những giá trị này vẫn mãi lưu giữ, không phải ngày càng bị phai nhạt. Cũng vì nhận thức được những giá trị mà di tích lịch sử văn hóa mang lại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, chính sách đầu tư nguồn lực để dốc lòng bảo vệ, gìn giữ trên khắp cả nước.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.