Tội phạm là những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phạm một trong những quy định của pháp luật và hành vi đó đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Việc xét xử các vụ án hình sự rất phức tạp, cần phải xem xét kỹ các tình tiết trong vụ án, xem xét động cơ phạm tội. Đặc biệt, các vụ án có yếu tố nước ngoài càng phức tạp hơn, đòi hỏi các cơ quan có chuyên môn cao hơn giải quyết. Việc giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài đôi khi cần phải xem xét các vấn đề liên quan đến ngoại giao. Các vụ án có yếu tố nước ngoài có liên hệ mật thiết với tư pháp quốc tế. Tội phạm trong các vụ án có yếu tố nước ngoài có thể là người Việt Nam cũng có thể là người nước ngoài. Vậy, tội phạm có yếu tố nước ngoài là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Quy định chung về yếu tố nước ngoài
Trong lịch sử phát triển của ngành tư pháp quốc tế, các yếu tố nước ngoài được hình thành xuất phát từ sự giao lưu tự nhiên trong đời sống dân sự và thương mại giữa các chủ thể là pháp nhân và cá nhân của các quốc gia khắc nhau (ví dụ: công dân nước A đi du lịch ở nước B hoặc kết hôn với công dân của nước; các doanh nghiệp của nước X kí kết các hợp đồng thương mại với những doanh nghiệp của nước Y hoặc tham gia đầu tư vốn trực tiếp vào lãnh thổ của nước Y và ngược lại…). Chính sự giao lưu có xu hướng ngày càng mở rộng như vậy giữa các quốc gia trong đời sống sinh hoạt quốc tế đã hình thành nên những quan hệ pháp luật đặc thù – gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ pháp luật này là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên quan đến nước ngoài.
Ví dụ:
1) Chủ thể tham gia vào quan hệ đó là pháp nhân hoặc công dân nước ngoài; hoặc
2) Đối tượng của quan hệ giao dịch đó (tài sản – động sản hoặc bất động sản) đang tổn tại ở nước ngoài (nhà ở, tiền trong ngân hàng…), hoặc
3) Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó diễn ra ở nước ngoài (kí kết hợp đồng hoặc sự kiện vi phạm hợp đồng…).
Tuỳ thuộc vào pháp luật của từng nước, các yếu tố nước ngoài có thể được quy định rõ ngay trong luật hoặc không được quy định trong luật nhưng được Nhà nước mặc nhiên thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông lệ trong giao dịch quốc tế.
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, các yếu tố nước ngoài bao gồm:
1) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, nạn định cư ở nước ngoài;
2) Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài;
3) Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Trên thực tế, các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài không chỉ hoàn toàn là những quan hệ tư pháp quốc tế, mà còn có thể là những quan hệ công pháp quốc tế, ví dụ: trường hợp các công chức và viên chức ngoại giao của một nước được Chính Phủ cử đi công tác ngoại giao tại nước ngoài với thân phận ngoại giao theo quy định của pháp luật quốc tế về ngoại giao. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ công pháp quốc tế không làm nảy sinh hiện tượng “xung đột pháp luật và thường không có nhiều ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc chọn luật điểu chỉnh như trong lĩnh vực tư pháp quốc tế.
Trong thực tiễn pháp lí, yếu tố nước ngoài được xem là cơ sở, căn cứ để xây dựng và xác định các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh, nhằm giải quyết vấn đề xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyển tài phán trong tư pháp quốc tế. Chẳng hạn, đối với yếu tố chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tương ứng có nguyên tắc luật quốc tịch; đối với yếu tố sự kiện pháp lí diễn ra ở nước ngoài, tương ứng có nguyên tắc luật nơi kí kết hợp đồng. hoặc nơi xảy ra sự kiện tranh chấp, đối với yếu tố đối tượng của giao dịch, tương ứng có nguyên tác luật nơi có vật…
Tội phạm có yếu tố nước ngoài là gì?
Tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài là vụ án xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, do người nước ngoài hay pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện; hoặc tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, do công dân Việt Nam hay pháp nhân thương mại Việt Nam thực hiện hoặc do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện, đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đặc điểm vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài
Người phạm tội trong vụ án có yếu tố nước ngoài bao gồm người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam.
Đối với người phạm tội là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Người phạm tội là người nước ngoài thời gian qua ở nước ta mang quốc tịch nhiều quốc gia khác nhau, ở khắp các châu lục trên thế giới. Bên cạnh người nước ngoài, còn có một số người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài về Việt Nam phạm tội hoặc cấu kết với các đối tượng trong nước để tiến hành các hoạt động phạm tội. Đây là tội phạm có nguy cơ gia tăng và ngày càng có diễn biến phức tạp số lượng khá đông đảo của cộng đồng người Việt Nam hiện đang đi cư ở nước ngoài, với xu hướng về Việt Nam đầu tư và sản xuất, kinh doanh, du lịch hoặc sinh sống.
Đối tượng phạm tội là người Việt Nam:
Đối tượng phạm tội là người Việt Nam có hành vi xâm hại đến lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hiện đang sinh sống | học tập, lao động hoặc kinh doanh tại Việt Nam. Các tội phạm thường xảy ra ở các địa phương phát triển về kinh tế, du lịch và nơi tập trung nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài, khu vực biên giới, cảng biển, cảng hàng không.
– Đặc điểm bị hại (nạn nhân) trong vụ án có yếu tố nước ngoài
Nạn nhân của các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài phần lớn 1 cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam, bên cạnh số ít là những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch khác.
Đối với những nạn nhân là người Việt Nam thường là người có trình độ văn hoá thấp, không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, không biết hoặc thiếu thông tin về các vấn đề liên quan đến nước ngoài cũng như những thủ đoạn của hoạt động phạm tội do sự quản lý tài sản Họ là nạn nhân chủ yếu của các tội phạm lừa đảo, tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, tội phạm ma túy, mại dâm…
Đối với nạn nhân là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài phần lớn tập trung ở các loại tội phạm về xâm phạm sở hữu, xâm phạm về ng, sức khoẻ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thường chủ quan, sơ hở trong việc quản lý tài sản hoặc các giao dịch dân sự, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền hoặc các cơ quan hữu quan nơi họ có trụ sở hoặc cư trú.
– Đặc điểm về hình thức, thủ đoạn phạm tội
Bên cạnh một số ít các trường hợp phạm tội được thực hiện một cách đơn lẻ do mâu thuẫn cá nhân xâm phạm đến tính mạng, sức thỏe, nhân phẩm, danh dự con người, đa phần các trường hợp phạm tôi được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức. Sở dĩ như vậy vì người nước ngoài khi phạm tội ở nước khác thường phải có sự cấu kết chặt chẽ với những người khác, có thể cùng quốc tịch hoặc người có quốc tịch của nước sở tại. Một số tội phạm đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều người, được tổ chức một cách chặt chẽ như tội lừa đảo, trộm cắp hoặc cướp tài sản hoặc các tội phạm về ma túy, mua bán người, tổ chức đánh bạc, tổ chức mại dâm
Khi bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhiều đối tượng phạm tội đã có những biểu hiện chống đối cơ quan có thẩm quyền, khai báo gian dối có những hành động có tình cản trở quá trình điều tra, như: Không xuất trình giấy tờ hoặc khai báo bị mất để che giấu nguồn gốc nhân thân, lai lịch.
Nhiều đối tượng đã lợi dụng quy định của pháp luật về quyền được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong quá trình tham gia tố tụng, cố tình sử dụng những ngôn ngữ không thông dụng, mặc dù hoàn toàn có khả năng sử dụng những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp nhằm gây khó khăn cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng.
Để chuẩn bị phạm tội, các đối tượng cũng thường xuyên thay đổi nơi cư trú (nhà trọ, khách sạn) hoặc cố tình không khai báo tam trú để đối phó với sự theo dõi của cơ quan bảo vệ pháp luật, khi bị phát hiện thì thường tìm mọi cách để nhanh chóng xuất cảnh, trốn thoát qua đường biên giới sang Campuchia, Lào, Trung Quốc từ đó đi qua nước khác.
Thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài
Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thẩm quyền điều trị truy tố được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp cơ. bản bao gồm: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo đối tượng.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thẩm quyền xét xử (đồng thời là | thẩm quyền điều tra, truy tố) đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, tương ứng với mỗi “yếu tố nước ngoài của vụ án, thẩm quyền. xét xử được xác định cụ thể như sau:
– Điểm b khoản 2 Điều 268 quy định: Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án Quận 8 cấp Quân khu;
– Khoản 2 Điều 269 quy định: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bi cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao quyết định giao cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án Nhân dân thành phô Hồ Chí Minh hoặc Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân khu thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh Tòa án Quân sự Trung ương.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền kết xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án cấp quân khu. Các cơ quan tố tụng cấp huyện và cấp khu vực hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi phát hiện vụ án có yếu tố nước ngoàii phải tiến hành chuyển vụ án cho cơ quan tố tụng có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc quân khu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cấu thành tội không tố giác tội phạm
- Cấu thành tội phạm về môi trường
- Tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tội phạm có yếu tố nước ngoài là gì?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về dịch vụ xin giấy phép flycam. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phạm vi không gian thực hiện tội phạm
Tội phạm xuyên quốc gia: có thể thực hiện nhiều lần ở nhiều quốc gia hoặc một lần nhưng các giai đoạn phạm tội diễn ra ở các quốc gia khác nhau.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài: Được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia
– Tính chất, mức độ nguy hiểm.
Tội phạm xuyên quốc gia: Rất nguy hiểm vì khả năng gây hậu quả trên phạm vị lớn hoặc hậu quả hàng loạt đe doạ đến an ninh của một khu vực hoặc toàn thế giới.
Tội phạm có yêu tố nước ngoài: Nguy hiểm tuỳ thuộc vào tội danh cụ thể mà tội phạm thực hiện.
– Chủ thể thực hiện
Tội phạm xuyên quốc gia: Cá nhân hoặc tổ chức theo cấu thành tội phạm cụ thể được quy định bởi pháp luật các quốc gia. Ngoài ra, có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội ở nhiều quốc gia.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài : Có thể do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, tuy nhiên, không liên quan đến các tổ chức tội phạm hoạt động phạm tội ở nhiều quốc gia.
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên được lựa chọn thì pháp luật áp dụng được xác định theo lựa chọn các bên.
Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.