Hiện nay vấn nạn các quan chức hay những những có thẩm quyền nhận hối lộ cẫn đang là vấn đề nhức nhối cần được pháp luật thắt chặt hơn và phải được pháp luật xử lí nghiêm minh. Trong đó, phải kể đến hành vi môi giới hối lộ là một trong các tác nhân quan trọng không thể thiếu. Hạnh vi này xuất phát từ nhu cầu “hối lộ” lớn, đã có nhiều cá nhân thực hiện hành vi liên quan đến việc hối lộ, đặc biệt là “môi giới hối lộ”. Xuất phát từ mục tiêu xây dựng một nhà nước có pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, lành mạnh, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều động thái tích cực nhằm để tuyên truyền trong công tác đấu tranh phòng, chống vấn môi giới hối lộ như hiện này. Một trong những biểu hiện của tham nhũng là “hối lộ”, đó là hành vi diễn ra ngày càng nhiều, với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi hơn, cũng chính vì vậy nên hiện nay Nhà nước đã sửa đổi bổ sung nhằm xử lý nghiêm những người có hành vi này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về môi giới hối lộ
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa hành vi môi giới hối lộ. Tuy nhiên, người dân cũng có thể hiểu môi giới hối lộ là hành vi của một người làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lội theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai bên.
Bên cạnh đó căn cứ theo Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng 2018 cũng quy định như sau:
“Điều 2. Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.”
Quy định của pháp luật về tội môi giới hối lộ
Chủ thể tội đưa, môi giới hối lộ
Chủ thể của tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ là bất kì cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan tội đưa, môi giới hối lộ
Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ chỉ xảy ra khi người thực hiện có hành vi cố ý. Người thực hiện mặc dù nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và lường trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện.
Hành vi khách quan tội đưa, môi giới hối lộ
- Tội đưa hối lộ
Người phạm tội có hành vi đưa tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn dưới bất kì hình thức nào. Hành vi này có thể xảy ra trước hoặc xảy ra sau việc người nhận hối lộ thực hiện yêu cầu của người đưa hối lộ.
Dấu hiệu bắt buộc: người thực hiện hành vi có của hối lộ là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.
- Tội môi giới hối lộ
Người phạm tội có hành vi làm trung gian, móc nối giữa người đưa và người nhận hối lộ bằng cách: chuyển yêu cầu của người đưa đến người nhận để người nhận thực hiện hoặc đứng ra tổ chức để các bên gặp nhau và thỏa thuận hối lộ.
Môi giới hối lộ không bắt buộc hậu quả xảy ra nhưng giá trị của hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần sẽ cấu thành tội phạm.
Tội môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào?
Truy cứu tội môi giới hối lộ theo mức phạt hình sự
Người có hành vi môi giới hối lộ mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cụ thể như sau:
“Điều 365. Tội môi giới hối lộ
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Như vậy từ Điều luật trên ta có thể thấy tội môi giới hối lộ được Bộ luật Hình sự 2015 chia thành 4 khung hình phạt cùng với đó là 1 hình phạt bổ sung.
Khung 1
Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Lợi ích phi vật chất.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khung 4
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Hình phạt bồ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
– Lưu ý:
+ Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
+ Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định trên.
Truy cứu tội môi giới hối lộ theo mức phạt hành chính
Căn cứ theo Điểm d Khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.“
Như vậy, có thể thấy rằng sẽ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
Xử lý kỷ luật với hành vi môi giới hối lộ
Căn cứ vào những điều luật Khoản 4 Điều 8, Khoản 5 Điều 16, Khoản 2 Điều 30, Khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;“
“Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;“
“Điều 30. Quyết định kỷ luật công chức
2. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.“
“Điều 37. Quyết định kỷ luật viên chức
2. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.”
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
– Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
– Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố?
- Đồng phạm tội đưa hối lộ xử lý như thế nào?
- Xử phạt hành chính nhận hối lộ khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tội môi giới hối lộ bị xử lý như thế nào” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là xác nhận tình trạng hôn nhân… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tội đưa hối lộ
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hay toàn bộ của đã dùng hối lộ
– Tội môi giới hối lộ
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miến trách nhiệm hình sự.
– Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi bắt buộc phải là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Được biểu hiện thông qua việc người mối giới chuyển yêu cầu về của hối lộ của người nhận cho người đưa, ngược lại chuyển yêu cầu của người đưa cho người nhận, để họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, hoặc người môi giới tổ chức để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ gặp nhau và tự bàn bạc với nhau về nội dung hối lộ.
Thủ đoạn mối giới có thể áp dụng là đe dọa, tạo áp lực với người đưa hối lộ, cùng với đó khuyến khích, thúc đẩy người nhận hối lộ. Tuy nhiên, thủ đoạn không phải là dấu hiệu bắt buộc, bởi suy đến cùng, bản chất của môi giới hối lộ là tạo điều kiện và giúp sức cho việc hối lộ.
Tội môi giới hối lộ hoàn thành tại thời điểm đạt được sự thỏa thuận giữa hai chủ thể là người nhận hối lộ và người đưa hối lộ, và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 365.
– Chủ thể của tội phạm: Người môi giới hối lộ không bắt buộc phải là người có chức vụ, họ có thể là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người môi giới phải là cố ý trực tiếp
– Về khách thể của tội phạm: Tội môi giới hối lộ xâm phạm đến quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, quyền và lợi ích của công dân.
– Về hình phạt: Người môi giới hội lộ có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự bằng hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Hành vi trên có thể bị xử lý về tội chiếm đoạt tài sản của người khác quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.