Chào Luật sư, Để tăng cường kiến thức pháp luật cho bản thân; tôi đã tự mua Bộ Luật Hình sự về nhà để tìm hiểu. Khi tìm hiểu đến Tội giết người thì tôi có một thắc mắc; không biết luật sư có thể giải đáp cho tôi được không ạ. Luật sư có thể diễn giải cho tôi biết; tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều vì đã giải đáp giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tội giết người là một trong những tội phạm nguy hiểm; không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người khác; mà nó còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Để trả lời cho câu hỏi về tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai? của bạn. LuatsuX chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tội phạm là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự ;hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh; trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Phân loại tội phạm
Để thuận tiện cho việc xác định tính chất; mức độ của hành vi phạm tội nguyên hiểm cho xã hội; các nhà lập pháp của Việt Nam đã tiến hành phân loại tội phạm. Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự được chia làm 04 loại:
Đối với cá nhân:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Đối với pháp nhân:
Áp dụng phân loại tội phạm tương tự như đối với cá nhân nhưng chỉ áp dụng có các tội phạm mà pháp nhân phải chịu theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tội giết người
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Mặt khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của con người.
– Mặt khách quan:
- Hành vi: Không mô tả hành vi cụ thể; chỉ cần biết là hành vi đó đó có khả năng gây ra cái chết cho con người; chấm dứt sự sống của họ bằng cách đâm; chém, bắn súng; … (dạng hoạt đọng) và ở dạng không hoạt động.
- Đối tượng tác động: Người đang còn sống. Bằng cách tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác;
- Hậu quả tội phạm: Không đòi hỏi nạn nhân chết
+ Nếu nạn nhân chết: Phạm tội hoàn thành.
+ Nếu nạn nhân chưa chết vì lý do khách quan: Phạm tội chưa đạt (cố ý trực tiếp) hoặc chuyển sang Tội cố ý gây thương tích (cố ý gián tiếp; hậu quả gây thương tích).
- Quan hệ nhân quả: Chịu trách nhiệm về hành v mà mình đã gây ra.
– Chủ thể: Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Chủ quan:
- Lỗi: Cố ý.
- Động cơ, mục đích: Không được miêu tả trong cấu thành tội phạm; bởi Mục đích tước đoạt tính mạng khác nhau sẽ dẫn đến cấu thành các tội phạm khác nhau.
Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội giết người
Giết người vì động cơ đê hèn
Giết người vì động cơ đê hèn như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).
Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác
Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: động cơ “để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” là tình tiết định khung của tội giết người. Còn “tội phạm khác” có thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng (theo Điều 8 khái niệm tội phạm) cần được xử lý theo một tội danh riêng.
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác là tình tiết định khung của tội giết người. “Liền trước đó” hoặc “ngay sau đó” là vừa kết thúc tội phạm trước đã thực hiện ngay tội phạm sau. Người phạm tội có tính nguy hiểm cao (trong một thời gian rất ngắn phạm hai tội nghiêm trọng) phải bị xử lý về hai tội. Hình phạt được quyết định đối với mỗi tội phạm và tổng hợp thành hình phạt chung.
Vừa có hành vi chiếm đoạt tài sản, vừa có hành vi giết người
Việc định tội đối với một số trường hợp vừa có hành vi chiếm đoạt tài sản, vừa có hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe người khác. Đối với hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản (tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân) hoặc gây chết người (tức là cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả), thì xử lý về “tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa”. Đối với hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mà giết người chủ sở hữu hay người quản lý tài sản, giết người chống cự lại, hoặc bắn trả người đuổi bắt, thì xử lý về “tội giết người” và “tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa” hoặc “tội cướp tài sản của công dân”.
Thực hiện tội giết người một cách man rợ
Thực hiện tội giết người một cách man rợ như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.
Người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu do công việc đó mà họ bị giết, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người đó cũng bị xử lý.
Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi hành công vụ để trả thù hoặc để đe dọa người khác.
Một số tình tiết định định khung nhẹ hình phạt của tội giết người
Giết người trong tình trạng bị kích động mạnh
Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người.
Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết
Đây là một tội phạm có cấu thành giảm nhẹ đặc biệt, cần được vận dụng thận trọng và chặt chẽ.
Chủ thể của tội phạm này chỉ là người mẹ sinh ra đứa trẻ. Người mẹ này chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư lận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…). Người xúi giục bị cáo về tội giết con mới đẻ bị xử lý là đồng phạm tội này.
Người không phải là mẹ của đứa trẻ mới đẻ mà giết đứa trẻ đó, thì bị xử lý vệ tội giết người.
Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai?
Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai? là một câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng thật ra lại rất khó.
Như đã phân tích có rất nhiều các dạng khác nhau của tội giết người. Cho nên việc xác định Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là rất khó.
Nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội giết người mà bị phát hiện: Thì lúc này Tội giết người là tội phạm nghiêm trọng; bởi hình phạt cao nhất chỉ dừng lại ở mức 01 – 05 năm.
Nếu Người phạm tội có một trong các dấu hiệu như:
Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự
Thì khi đó Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; bởi hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
Nếu người phạm tội giết người không có các dấu hiệu cấu thành hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ bị phạt tù từ 07 – 15 năm: Khi đó Tội giết người sẽ cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy, việc xác định Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai phụ thuộc vào người phạm tội đã đủ yếu tố cấu thành tại điều khoản cấu thành tội phạm nào trong Tội giết người. Nếu khẳng định Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng không phải là đúng chính xác 100% trong mọi trường hợp.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.“
Theo quy định tại Điều 585 BLDS Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Bồi thường thiệt hại về tính mạng bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
Khung 1:
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:
– Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
– Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
Khung 2
Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp kể trên.