Xin chào Luật sư X! Hôm qua, có tên trộm đã lẻn vào nhà hàng xóm của tôi và ăn trộm chiếc xe của họ. Sau khi trích camera thì cơ quan chức năng đang truy tìm tên trộm. Tôi muốn hỏi Luật sư pháp luật quy định tội ăn trộm bị phạt như thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí.
Dấu hiệu hành vi của tội trộm cắp tài sản
Dấu hiệu của tội phạm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với 2 dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt – dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lý.
Dấu hiệu chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản được thực tiến xét xử từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được. Với cách hiểu như vậy, tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt.
Những trường hợp chiếm đoạt ở tội trộm cắp tài sản như sau:
- Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người
- Nếu vật chiếm đoạt không thuộc loại nói trên thì coi chiếm đoạt khi đã mang được tài sản ra khỏi khu vực bảo quản
- Nếu vật chiếm đoạt là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực bảo quản riêng thi coi là đã chiếm đoạt được khi đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu.
Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của những tội khác đó là lén lút và tài sản đang có người quản lí.
- Lén lút là dấu hiệu trái ngược với công khai. Dấu hiệu này chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản. Đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản có thể vẫn là công khai.
Dấu hiệu đối tượng của tội trộm cắp tài sản
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có người quản lí. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản có người quản lý.
Tài sản đang có người quản lý là những tài sản như sau:
- Tài sản đng ở trong sự chiếm hữu của người khác, đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý.
- Tài sản đang còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản
Xét về mặt khách quan, chỉ những tài sản thuộc hai loại nêu trên mới có thể là đối tượng của tội trộm cắp tài sản. Xét về chủ quan, người phạm tội trộm cắp tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội cũng biết tài sản chiếm đoạt có đặc điểm đang có chủ quản lí. Nếu người phạm tội thực sự có sai lầm cho rằng tài sản không có chủ quản lí thì hành vi không cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Tội ăn trộm bị phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính tội ăn trộm
Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản.
Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội ăn trộm
Theo Điều 34 khoản 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017, mức hình phạt được quy định như sau:
- Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Mời bạn xem thêm
- Vợ ngoại tình có được chia tài sản không?
- Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân có được không?
- Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tội ăn trộm bị phạt như thế nào”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, bảo hộ logo thương hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, ngừng kinh doanh, xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin phép bay flycam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Ý thức lén lút, che giấu có thể là:
– Che giấu toàn bộ hành vi như che dấu đối với chủ tài sẩn
– Che giấu tính chất phi pháp của hành vi. Những người không phải chủ tài sản vẫn biết sự việc xảy ra nhưng không biết đó là hành vi trộm cắp.
Trộm cắp tài sản bị xử phạt hành chính khi tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp sau;
– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản
– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
– Gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
– Tài sản là di vật, cổ vật.