Chào Luật sư! Tôi hiện có một tranh chấp dân sự cần giải quyết. Tuy nhiên, tôi đã tìm hiểu các quy định của pháp luật. Trường hợp của tôi chưa có điều luật nào có thể áp dụng để giải quyết. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Nếu tôi nộp đơn ra tòa thì Tòa án có từ chối giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật áp dụng không? HI vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư! Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thẩm quyền dân sự của tòa án là gì?
Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án; khái niệm thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau:
Thẩm quyền dân sự của tòa án là:
- Quyền xem xét giải quyết các vụ việc
- Quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.
Tòa án có từ chối giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật áp dụng
Theo quy định tại khoản 2 điều 4 BLTTDS 2015:
“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan; tổ chức; cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Đây có thể coi là một bước tiến mới trong xây dựng pháp luật của Nhà nước ta; được quy định trong khoản 2 Điều 4 BLTTDS.
Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp Tòa án từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan; tổ chức; cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng
Tuy vậy, để bảo đảm tính khả thi, tránh sự lạm dụng tùy tiện của người khởi kiện, luật đồng thời cũng đưa ra quy định: “Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định”. Có thể thấy ba nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng đó là:
Áp dụng tập quán
Tòa án có thể áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tòa án xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định, không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Áp dụng tương tự pháp luật
Áp dụng tương tự pháp luật chỉ xảy ra khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định trực tiếp và không có tập quán được áp dụng. Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự; phải xác định rõ trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật tương tự được áp dụng.
Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng
khi không thể áp dụng được hai nguyên tắc nói trên thì Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc này. Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận; phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị, có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc đó.
Để cụ thể các nội dung này tại các khoản cuối cùng từ Điều 26 đến Điều 33 của BLTTDS quy định về những tranh chấp và yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; đây có thể coi là điều khoản “quét”.
Đây là một quy định cần thiết; nhà làm luật đã dự liệu cho các chủ thể trong xã hội thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp sẽ không bị từ chối chỉ vì lý do hệ thống văn bản phát luật chưa hoàn thiện. Bảo đảm quyền tiếp cận công lý và tăng thêm trách nhiệm của Tòa án.
Tuy nhiên quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS và các điều luật liên quan; việc thực hiện trên thực tiễn vẫn chưa cao; đòi hỏi hệ thống Tòa án và người dân cần phải nâng cao tinh thần và trách nhiệm hơn nữa.
Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc này khẳng định, mọi chủ thể cho rằng quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình bị chủ thể khác xâm phạm thì đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lí do không có điều luật áp dụng. Nguyên tắc này được coi là điểm mới đột phá; là một bước ngoặt về tư duy; quan điểm lập pháp; có ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi hoạt động tố tụng tại Tòa án nhân dân; đã khẳng định lại quyền con người; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được Nhà nước bảo hộ.
Trong đó, có quyền được yêu cầu Tòa án bảo vệ mọi lợi ích; mọi quyền con người của mình khi cho rằng có bất kỳ hành vi xâm phạm nào từ phía chủ thể khác; không phụ thuộc vào việc lợi ích đó đã được pháp luật điều chỉnh hay chưa.
Giải quyết vấn đề
Với quy định mới của BLTTDS 2015 thì Tòa án không thể đưa ra bất kỳ một lý do gì để từ chối việc giải quyết vụ việc dân sự. Đây là quy định cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về việc Tòa án thực hiện quyền tư pháp và Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; quyền công dân; bảo vệ chế độ XHCN; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Việc quy định như trên cũng đúng với tinh thần của học thuyết nhà nước pháp quyền mà Việt Nam tuyên bố, theo đuổi, phù hợp với xu thế của nhân loại là giải quyết tranh chấp phải bằng con đường tư pháp, có như vậy mới bảo đảm tính công bằng; công khai và minh bạch; bảo vệ triệt để các quyền con người; quyền dân sự của cá nhân; tổ chức.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Tòa án có từ chối giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật áp dụng? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Thẩm quyền của tòa án bao gồm:
“1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.”
Do đó, tranh chấp này thuộc thẩm quyền của tòa án
Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa; cụ thể về mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, qua quy định tại khoản 1 điều 22 Bộ Luật dân sự 2015, ta có thể hiểu ” Người mất năng lực hành vi dân sự là người; không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi; của mình hoặc đã từng có khả năng để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; tuy nhiên, do những lí do khác nhau mà năng lực hành vi không còn nữa “
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 BLTTHS 2015; thì đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định. Theo quy định về thủ tục áp dụng trong các BPNC được quy định tại chương VII BLTTHS 2015 thì các biện pháp ngăn chặn do Tòa án áp dụng không cần có sự phê chuẩn của VKS. Do vậy VKS không có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án.