Chào Luật sư,luật sư có thể chỉ cho tôi cách tố giác tội phạm qua thư điện tử được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi bạn không muốn đến trình báo với phía cơ quan công an nhưng vẫn muốn trình báo về tin tội phạm mà bạn biết được; thì tố giác tội phạm qua thư điện tử là một sự lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên để có thể tố giác tội phạm qua thư điện tử như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Để có thể tìm hiểu về cách tố giác tội phạm qua thư điện tử. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC
Tố giác tội phạm là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 thì:
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy khi ta phát hiện hành vi phạm tội; và trình báo với phía cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền tại địa phương thì đó chính là ta đang thực hiện tố giác tội phạm.
Tuy nhiên lưu ý; người nào cố ý tố giác; báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật
Thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm
– Mọi tố giác tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ; giải quyết kịp thời. Cơ quan; tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác tội phạm.
– Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Tố giác tội phạm qua thư điện tử
Có rất nhiều cách để tố giác tội phạm khác nhau như:
- Công an cấp phường/xã, công an cấp quận/huyện.
- Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.
Và cùng với sự phát triển của xã hội, người dân có thể tố giác tội phạm thông qua thư điện tử tại:
- Website trực tuyến của công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương.
- Fanpage Facebook của công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương.
- Zalo công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương.
- Hoặc đơn giản hơn là bạn báo qua tin nhắn với công an quản lý khu vực của bạn trên Zalo, Facebook; …
Thời gian giải quyết tin tố giác tội phạm
– Thời hạn giải quyết tố giác tội phạm không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác tội phạm.
Đối với tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm; thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công); cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý; giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra; xác minh; chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn quy định; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công); cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý; giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên; Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét; quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý; giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng; hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra; xác minh;
Thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng; kể từ ngày hết thời hạn quy định. Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụ lý; giải quyết là không có căn cứ; thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công); ra văn bản thông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý; giải quyết và cơ quan đang thụ lý; giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh; ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác tội phạm của cơ quan đang thụ lý; giải quyết là không quá 01 tháng; kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp cơ quan đang thụ lý; giải quyết tố giác tội phạm; ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố là không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tố giác tội phạm qua thư điện tử″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.
Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Quyền của người bị tố giác trong tố tụng hình sự được quy định:
Được thông báo về hành vi bị tố giác;Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;Trình bày lời khai, trình bày ý kiến; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;Được thông báo kết quả giải quyết tố giác của cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng
Theo khoa học hình sự, người bị tố giác là cá nhân, pháp nhân thương mại bị cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cùng với người tố giác, báo tin về tội phạm thì có người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.