Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lần đầu tiên, Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã xuất hiện thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam. Để có cái nhìn hoàn thiện hơn về tổ chức và hoạt động của Tòa, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống toàn án nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
- Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/02/1990
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
- Thông tư số 01/2016/TT- CA
Giới thiệu chung về Tòa Gia đình và người chưa thành niên
Tòa Gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam quy định lần đầu tiên tại luật tổ chức Tòa án dân dân năm 2014; được tổ chức theo mô hình Tòa án chuyên trách; là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức tại Tòa án nhân dân cấp huyện và tương đương; Tòa án.
Tổ chức của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Về cơ cấu tổ chức
Tòa Gia đình và người chưa thành niên được tổ chức thành một tòa án độc lập; là 1 trong số 7 loại hình Tòa án được quy định bởi Luật tổ chức Tòa án.
Theo quy định tại các Điều 30; 38 và 45 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014:
Việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ căn cứ vào yêu cầu công việc và thực tế xét xử của mỗi Tòa án; tùy thuộc vào biên chế đội ngũ Thẩm phán; Thẩm tra viên; Thư ký của từng Tòa án và do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét; quyết định.
Việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên ở cấp tỉnh và cấp huyện sẽ căn cứ vào yêu cầu công việc và thực tế xét xử của mỗi tòa án; đồng thời tùy thuộc vào biên chế Thẩm phán; Thẩm tra viên; Thư ký của từng tòa án và do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét; quyết định.
Ngày 21/01/2016 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-CA quy định về việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Phòng xét xử khác hoàn toàn so với các phòng xét xử khác và còn được mọi người gọi với một cái tên khác là Phòng xét xử thân thiện.
Về nhân sự
Nhân sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên bao gồm các Thẩm phán và Thư ký Toàn án. Đội ngũ lãnh đạo bao gồm các Chánh tòa và các Phó Chánh tòa.
Hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Dựa trên quy định tại Điểm 6, điểm 7 Điều 3 Thông tư số 01/2016/TT- CA, ngày 21/01/2016, Chánh án TAND tối cao quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết các vụ việc của Tòa Gia đình và NCTN, có thể kết luận rằng ở Việt Nam, Tòa Gia đình và người chưa thành niên thực hiện chức năng xét xử; giải quyết các vụ việc sau:
- Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
- Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND;
- Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Nguyên tắc hoạt động
Tòa gia đình và người chưa thành niên tuân theo các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định tại các Điều 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.
Bên cạnh đó, Tòa Gia đình và người chưa thành niên luôn bảo đảm quyền có người bào chữa; bảo đảm nguyên tắc bảo mật thông tin liên quan đến người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án. Phiên tòa thân thiện, gần gũi để bị cáo có tâm lý ổn định, an tâm tham gia phiên tòa.
Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc
Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc về hôn nhân; gia đình và người chưa thành niên theo trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng dân sự; Luật xử lý vi phạm hành chính. Những luật này có quy định riêng; tuy nhiên, về mặt thủ tục xét xử cũng tương tự các vụ việc thông thường khác; nhưng quá trình giải quyết thủ tục hòa giải sẽ kéo dài hơn và có việc giám sát; đánh giá tâm lý; tình cảm của trẻ em.
Vai trò của tòa gia đình và người chưa thành niên
Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án giải quyết trên nguyên tắc bảo vệ truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình; bảo đảm quyền; lợi ích hợp pháp của phụ nữ và lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
Giúp giải quyết tốt các vấn đề về gia đình, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ; hạn chế, ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật; tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển thể chất và nhân cách; góp phần vào sự ổn định chung của toàn xã hội.
Đánh giá về tòa gia đình và người chưa thành niên
Việc đặt ra vấn đề tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên là một sự cần thiết trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Trước hết, nó đề cao vai trò của gia đình. Giúp những thành viên trong gia đình ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với gia đình.
Tòa gia đình và người chưa thành niên là một minh chứng rõ ràng về việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/02/1990.
Tại Điều 3 Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em qui định rằng:
“Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do hành động liên quan đến trẻ em; dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân; tòa án; các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”.
Do đó, việc xuất hiện thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên là phù hợp với pháp luật Việt Nam và Pháp luật Quốc tế.
Tòa gia đình và người chưa thành niên có thể coi là một mô hình tư pháp lý tưởng xét trên nhiều phương diện. Nó giúp cho chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về sự phát triển của trẻ em và người chưa thành niên.
Các Tòa án Gia đình và người chưa thành niên mới được thành lập nên có các thẩm phán chuyên trách được bổ nhiệm và đào tạo để giải quyết các trường hợp liên quan đến người chưa thành niên.
Giải quyết vấn đề
Việc hình thành tòa Gia đình và người chưa thành niên toàn quốc là một cột mốc quan trọng về bảo vệ quyền trẻ em. Tòa Gia đình và người chưa thành niên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gia đình; xây dựng tư tưởng trách nhiệm cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó là ngăn ngừa và giải quyết xâm hại tình dục đối với trẻ em; song với đó là giáo dục; tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho trẻ và người chưa thành niên. Đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ ly hôn (đơn phương ly hôn; thuận tình ly hôn) khá cao hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo hay không?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên. Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi liên quan
Thẩm phán sơ cấp là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật; nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc c.
Căn cứ vào Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định rõ Nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau: Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng; chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án; quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án; quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng hình sự; tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.