Xin chào Luật sư. Tôi tên là Quang. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Các trường hợp tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại? Tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại có phải lập thành văn bản không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp luật
Các trường hợp tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại
Bao gồm:
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tiến hành đối thoại.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tiến hành đối thoại.
Tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại có phải lập thành văn bản không?
Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại được các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương chú trọng thực hiện, cơ bản đáp ứng các yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, trong đó có sự quan tâm, chú trọng đến công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại, nhất là Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chỉ thị số 35/CT-TW đã xác định: “Người đứng đầu tổ chức Đảng, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Chú trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân. Chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết, tháo gỡ triệt để khiếu kiện, bức xúc của công dân”.
Có thể thấy, đối thoại có vị trí quan trọng trong giải quyết khiếu nại, tạo sự công khai, dân chủ, khách quan trong giải quyết khiếu nại. Hoạt động đối thoại đã và đang là một trong các biện pháp góp phần giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại. Hiện nay, theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại thì việc đối thoại bắt buộc phải thực hiện trong những trường hợp sau:
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại.
– Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tổ chức đối thoại.
Như vậy, việc tiến hành đối thoại trong giải quyết khiếu nại nhằm các mục đích sau:
Một là, làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Có thể thấy đây là mục đích quan trọng nhất của việc tổ chức đối thoại, thông qua đối thoại nhằm làm rõ những nội dung liên quan đến vụ việc, làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm căn cứ để định hướng giải quyết khiếu nại một cách đúng đắn.
Hai là, tăng cường tính công khai, dân chủ, bảo đảm tính khách quan trong giải quyết khiếu nại, giúp cho việc giải quyết khiếu nại hiệu quả, nhanh chóng,“thấu tình, đạt lý”. Qua đối thoại, các bên có điều kiện, cơ hội trình bày quan điểm, vướng mắc và những yêu cầu, đề nghị của mình cũng như cung cấp thêm những thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, thông qua đối thoại, các vấn đề vướng mắc có thể được làm sáng tỏ khi các bên nhìn nhận lại từng nội dung khiếu nại, nhất là người khiếu nại được giải thích cặn kẽ, thuyết thục nên có thể rút lại những yêu cầu “vô lý” của mình hoặc người bị khiếu nại thấy được sai sót của mình để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Mặt khác, việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tìm được tiếng nói chung giữa các bên, giúp cho việc giải quyết khiếu nại được thực hiện một cách hiệu quả, nhanh chóng, “thấu tình, đạt lý”.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về hoạt động này. Theo đó, trước khi tổ chức đối thoại, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ, phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Các quy định cụ thể này đã xác định rõ trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại và quyền của các bên tham gia đối thoại. Qua đó, đảm bảo cho việc tổ chức đối thoại nói riêng, việc giải quyết khiếu nại nói chung được thực hiện với tinh thần khách quan, dân chủ; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong việc giải quyết khiếu nại.
Pháp luật coi việc tổ chức đối thoại như là một phương thức nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, nắm bắt yêu cầu và quan điểm của các bên có liên quan đối với việc giải quyết khiếu nại. Từ đó làm căn cứ để người giải quyết khiếu nại có định hướng giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều vụ việc giải quyết khiếu nại còn có sai sót, chưa triệt để, gây bức xúc trong Nhân dân; kết quả các cuộc đối thoại chưa đi đúng trọng tâm, trọng điểm, không đạt được những mục đích như đã phân tích ở trên.
Do đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, góp gần giải quyết dứt điểm những khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài cần phải chú trọng vào chất lượng của việc tổ chức đối thoại, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại đối với người dân, cán bộ, công chức nhằm nâng cao nhận thức về công tác giải quyết khiếu nại nói chung và ý nghĩa của đối thoại trong giải quyết khiếu nại nói riêng. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt công tác tiếp công dân ngay tại cơ sở; nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bố trí đủ cán bộ có năng lực, trình độ, kỹ năng làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thành phần tham gia đối thoại
- Người giải quyết khiếu nại;
- Người khiếu nại hoặc người đại diện;
- Người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
- Người bị khiếu nại;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.
Trường hợp người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt khi được thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai thì người giải quyết khiếu nại lập biên bản chấm dứt đối thoại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại có phải lập thành văn bản không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102. Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Quá thời hạn giải quyết khiếu nại phải làm sao?
- Giấy ủy quyền khiếu nại có phải công chứng hay không?
- Thế chấp tàu biển có cần phải lập thành văn bản hay không?
Các câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Luật Khiếu nại 2011:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Căn cứ Điều 18 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020:
1. Hòa giải viên phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại;
b) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hòa giải viên có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Các bên thay đổi Hòa giải viên đã được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác;
d) Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
đ) Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của Luật này.
2. Hòa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này phải thông báo lý do cho các bên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
Các bên đề nghị thay đổi Hòa giải viên phải thông báo lý do cho Hòa giải viên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Hòa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại hoặc bị đề nghị thay đổi mà các bên không thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên thì Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên khác để tiến hành hòa giải, đối thoại và thông báo cho Hòa giải viên, các bên biết.
Trường hợp các bên lựa chọn Hòa giải viên khác thì Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa chọn của các bên và thông báo cho Hòa giải viên, các bên biết.
Trường hợp Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác thì phải thông báo cho Tòa án đó biết.
Điều 28 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định:
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
a) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.
b) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xầc minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
2. Người chủ trì đối thoại phải tiến hành đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan. Người chủ trì đối thoại khi đối thoại phải nêu rõ nội dung càn đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Người chủ trì đối thoại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người tham gia đối thoại gồm người khiếu nại, người đại diện (trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung) người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.
3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia (ghi rõ người dự và người vắng mặt; trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ có lý do hoặc không có lý do), nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, nhũng vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại được thực hiện theo Mầu số 14 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.