Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết khi xảy ra tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xung đột giữa con người với con người với nhau là một việc xảy ra thường ngày trong đời sống xã hội. Tuy nhiên việc giải quyết xung đột từ lớn thành nhỏ; từ nhỏ trở nên thành những hiểu lầm không đáng có không phải ai cũng biết. Chính vì thế mà con người chúng ta luôn luôn tìm ra các giải pháp để có thể giải quyết những xung đột khi chúng phát sinh. Vậy tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý? được nhiều người đồng tính nhất như thế nào.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc khi xảy ra tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Các nguyên nhân dẫn đến xung đột tại Việt Nam?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng xung đột xuất phát từ tâm ký bất mãn của con người tích tụ lâu ngày và đỉnh điểm của tâm ký bất mãn chính là sự xung đột. Xung đột có thể do:
– Không có sự đoàn kết trong làm việc tập thể;
– Sự không tương thích; thích hợp trong cách giải quyết công việc của lãnh đạo; người quản lý; giữa những cá nhân làm việc với nhau;
– Do sự phân công công việc không hợp lý;
– Do sự thiếu tính minh bạch và sự tham gia trong các hoạt động;
– Do sự đánh giá nặng lực; kết quả làm việc của người khác không đúng sự thật;
– Do sự đối lập về tính cách cá nhân của mỗi con người;
– Do sự khác biệt về quan điểm và kỳ vọng vào công việc, tổ chức;
– Do sự thiếu hiểu biết hoặc không tôn trọng nhau;
– Do định kiến cá nhân do thói bè phái ghét nhau;
– Do sự tranh công, đổ lỗi, biện minh;
– Do sự không trung thực, hay đánh giá thấp, coi thường, nói xấu người khác, thích được bợ đỡ, tâng bốc; …
Phân loại các loại xung đột hiện nay tồn tại trong xã hội
– Thứ nhất: Căn cứ vào hình thức thể hiện của xung đột: Ta có thể chia thành 02 loại xung đột.
- Xung đột công khai: Là xung đột thể hiện rõ quan điểm, sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thể với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại xung đột phổ biến nhất hiện nay và là nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật như: Đánh nhau, chém nhau; nói xấu; lăng mạ nhau.
- Xung đột ngầm: Là loại xung đột không thể hiện ra bên ngoài bằng hành động, hành vi, cử chỉ hoặc lợi ích vật chất nhưng bên trong lại không đồng ý với quan điểm, lối sống, lợi ích vật chất của nhau, dẫn tới xung đột và mâu thuẫn với nhau. Loại xung đột này được biểu hiện bởi sự xa cách nhau; thái độ ghét bỏ; không để ý nhau.
– Thứ hai: Căn cứ vào tính chất xung đột: Ta có thể chia xung đột ra làm 03 loại xung đột.
- Xung đột nội dung: Là loại xung đột khi đưa ra một vấn đề gì đó thì 2 bên sẽ có quan điểm trái ngược nhau. Xung đột này thường có trong việc học tập; lao động nhằm giúp cho việc giải quyết một vấn đề nào đó trở nên nhanh chóng hơn; lựa chọn phương án giải quyết tốt hơn.
- Xung đột quyết định: Là loại xung đột khi đưa ra một quyết định về một vấn đề gì đó. Phần quyết định sẽ phát sinh những xung đột như: Đồng tình hoặc không đồng tình về việc quyết định một vấn đề nào đó. Thường xảy ra sau khi bàn bạc các giải quyết một vấn đề nào đó mà quyết định về việc giải quyết không có tính thuyết phục số đông người tham gia bàn luận.
- Xung đột vật chất: Là loại xung đột về mặt giá trị, lợi ích đơn thuần giữa các bên. Loại xung đột này có thể được hình như xung đột giai cấp; xung đột khoảng cách giàu nghèo; xung đột về mức chi tiêu; …
– Thứ ba: Căn cứ vào mức độ xung đột: Ta có thể chia xung đột ra làm 03 loại xung đột.
- Xung đột vai trò: Là loại xung đột xác định giá trị ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức trong một phạm vi nhất định. Xung đột ở đây thể hiện qua năng lực làm việc hoặc giải quyết vấn đề.
- Xung đột ý kiến đánh giá: Là loại xung đột về quan điểm đưa ra để đánh giá hoặc quyết định một vấn đề cụ thể. Xung đột về đánh giá tốt hay xấu; tích cực hay tiêu cực; đây là xung đột liên quan đến quan điểm; tư duy; thế giới quan của mỗi con người.
- Xung đột mong đợi: Là loại xung đột thể hiện suy nghĩ, ý chí của các bên về một sự vật, hiện tượng có liên quan trong thời gian tới (trong tương lai).
– Thứ tư: Căn cứ chủ thể xung đột: Ta có thể chia xung đột ra làm 03 loại xung đột.
- Xung đột cá nhân: Là loại xung đột xuất phát trong chính bản thân cá nhân đó hoặc giữa cá nhân với cá nhân về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích. Đây là xự xung đột bên trong cá nhân mỗi con người và chỉ có chúng ta mới giải quyết được.
- Xung đột nhóm: Là xung đột xuất phát giữa nhiều cá nhân này với cá nhân khác về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích xuất phát từ một tiêu chí, mục đích chung mà nhóm người này đã đặt ra.
- Xung đột tổ chức: Là loại xung đột mà các cá nhân trong cùng tổ chức thấy quyền, lợi ích của mình xung đột với cá nhân khác trong tổ chức hoặc xung đột với chính tổ chức đó hoặc là loại xung đột giữa hai tổ chức với nhau trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
Tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý?
Tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý? Đây là câu hỏi mà mỗi khi có xung đột chúng ta phải đặt ra để giải quyết. Xung đột được xem là phức tạp hay không phức tạp là tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận của mỗi cá nhân và cách giải quyết khôn khéo của mỗi người trong xung đột đó. Để có thể giải quyết được xung đột sao cho hợp lý nhất bạn cần thực hiện các bước sau:
Thứ nhất: Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra xung đột:
Việc tìm hiểu những khúc mắc, nguyên nhân xảy ra xung đột là một điều cần thiết và quyết định rất lớn đến hướng giải quyết xung đột sau này.
Lời khuyên: Khi tìm hiểu về nguyên nhân xung đột bạn cần tìm hiểu ở nhiều phương diện; góc nhìn khác nhau giữa những người có đang xung đột để nắm được chính xác rằng nguyên nhân mâu thuẩn xung đột là gì; mâu thuẩn xung đột này có thể giải quyết được không.
Thứ hai: Đưa ra những lựa chọn xử lý xung đột:
Để có thể giải quyết được xung đột, những người xung đột cần có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với nhau; để hiểu rõ nhau hơn về nguyên nhân xảy ra mâu thuẩn xung đột. Từ đó dò xét xem thiện chí của các bên có muốn tìm cách giải quyết mâu thuẫn hay không.
Lời khuyên: Khi gặp mặt giải quyết mâu thuẫn xung đột; chúng ta nên có những thái độ cở mở; tránh làm cho mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn lúc ban đầu. Trong một nhóm, mỗi thành viên đều có những cái tôi riêng, và thường sẽ không có cá nhân nào muốn nhường nhịn nhau. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, hạn chế cái tôi bản thân và tìm hiểu những thành viên khác trong nhóm thay vì xảy ra xung đột.
Thứ ba: Quyết định cuối cùng về hướng giải quyết xung đột:
Quyết định cuối cùng về giải quyết xung đột có tính chất rất quan trọng; bởi nó xác định rằng xung đột này có được giải quyết hay không. Yếu tố quyết định cho việc xung đột đã được giải quyết là những người trong mối quan hệ xung đột đó hiểu được suy nghĩ của nhau; mỗi bên nhường nhịn nhau một ít; và quan trọng là sau xung đột này họ thay đổi tư duy suy nghĩ của nhau theo hướng tích cực.
Lời khuyên: Dù kết quả có ra sao thì chúng ta phải luôn chấp nhận rằng; trong cuộc sống lúc nào cũng sẽ có mâu thuẫn và xung đột tuy nhiên nhờ nó mà chúng ta sẽ là phiên bản tốt hơn của những ngày hôm qua cho nên đừng ngại xung đột và giải quyết xung đột. Việc trốn tránh xung đột không phải là một cách giải quyết của những người khôn ngoan trong cuộc sống.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tình huống xung đột và cách giải quyết sao cho hợp lý?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký làm lại giấy khai sinh; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thứ nhất gia đình bạn và gia đình tranh chấp phải tiến hành hoà giải tại UBND cấp xã. Do tranh chấp đất của bạn là tranh chấp về quyền sử dụng đất do hành vi xâm chiếm lấn của gia đình bác của bạn. Khi giải quyết tranh chấp các bên có thể đưa ra sổ đỏ để đối chiếu lại với nhau. Tiến hành đó lại đất để xác định lại mảnh đất trên thực tế; và mảnh đất được cấp có khớp với nhau không. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên; và có xác nhận hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp; lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Thứ hai:
Nếu sau khi hoà giải mà các bên giải quyết vấn đề thì quá tốt. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Nếu sau khi hoà giải không thể giải quyết dứt điểm sự việc tranh chấp đất đai; thì nhà bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra Toà án nhân dân nơi có mảnh đất đó giải quyết về vụ việc tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai vụ mà cụ thể ở đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Lời khuyên là bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp và thẳng thắng về vấn đề này để xem thái độ của đối phương có muốn chấm dứt hôn nhân hay không. Nếu đối phương sau cuộc nói chuyện có sự thay đối thì cuộc sống vợ chồng sẽ trở lại như trước. Còn nếu sau nhiều cuộc nói chuyện trực tiếp mà thái độ của vợ/chồng bạn muốn chấm dứt hôn nhân thì bạn hãy nghĩ đến phương án về vấn đề ly hôn bởi lúc này mục đích tạo lập hạnh phúc trong hôn nhân đã không còn tồn tại.
Tại sao cần cân nhắc kỹ khi ly hôn? Bởi thực tế chỉ cần tốn chưa đến 50 ngàn đồng; một cặp nam nữ đã có trong tay một tờ giấy đăng ký kết hôn; tuy nhiên ly hôn thì lại khác; ly hôn tốn rất nhiều thời gian; chẳng hạn như về hoà giải và giải quyết ly hôn; phân chia tài sản; vấn đề con cái; … Một vụ án ly hôn có thể kéo dài từ vài tháng; cho đến vài năm. Ly hôn chỉ đơn giản khi đối với các cặp vợ chồng mới kết hôn và sẽ là rắc rối đối với các cặp vợ chồng đã có con cái và đã tạo lập được kha khá tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Cho nên nếu muốn ly hôn khi vợ ngoại tình bạn cần cân nhắc kỹ.
Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
– Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Như vậy khi chồng để lại di chúc chia thừa kế cho con riêng mà không chia cho vợ thì người vợ có quyền khởi kiện ra Toà về tranh chấp phân chia di sản thừa kế.
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.