Thưa luật sư, Tôi mới tốt nghiệp trường đại học luật Hà Nội, tôi có mong ước làm công chứng viên. Tôi muốn hỏi luật sư rằng là khi tốt nghiệp và có bằng cử nhân luật rồi thì muốn làm công chứng viên cần điều kiện gì? Có cần phải học thêm chứng chỉ không? Khi làm trong văn phòng công chứng thì có được cấp không? Tiêu chuẩn của công chứng viên như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Tiêu chuẩn của công chứng viên? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý
Công chứng là gì?
Công chứng là việc công quyền đứng ra làm chứng. Nhà nước đào tạo bổ nhiệm một số cá nhân trao cho họ một số quyền năng thay mặt nhà nước để đứng ra làm chứng (chứng kiến) đối với các giao dịch dân sự thương mại diễn ra trong đời sống xã hội. Sau này công chứng được xã hội hóa nghĩa là được chuyển giao cho các xã hội nghề nghiệp hoặc phải do nhà nước thực hiện.
Hoạt động công chứng được ghi nhận tạo khoản 1 điều 2 Luật công chứng năm 2014, được hiểu “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng ”.
Công chứng viên là gì?
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong pháp luật công chứng của mình, công chứng viên là người thực hiện quyền năng công chứng. Ở nước ta Công chứng viên được ghi nhận tại khoản 2 điều 2 luật công chứng năm 2014, được hiểu như sau “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng”, như vậy Công chứng viên là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm khi đáp ứng các điều kiện do luật định, họ là người trực tiếp giải quyết yêu cầu công chứng cho các đương sự, được xác định là một chức danh bổ trợ tư pháp.
Tiêu chuẩn của công chứng viên
Theo quy định tại điều 8 luật công chứng năm 2014 về tiêu chuẩn công chứng viên: “Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”. Như vậy ta có thể thấy yêu cầu để trở thành một công chứng viên phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe bởi lẽ đây là hoạt động đảm bảo các hợp đồng giao dịch được làm chứng có yêu cầu cao về mặt pháp lí, bảo vệ quyền lợi ích của các bên tham gia kí kết cũng như những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Để làm rõ những tiêu chuẩn của công chứng viên theo quy định pháp luật hiện hành sau đây sẽ phân tích rõ từng tiêu chuẩn:
Là công dân Việt Nam thường trú tại việt nam, tuân thủ pháp luật và có phẩm chất đạo đức.
Công chứng viên phải là công dân việt nam, theo khoản 1 điều 5 luật Quốc tịch Số: 24/2008/QH12 quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Để minh chứng cho việc này thì có các loại lấy tờ như giấy khai sinh, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc quyết định cho gia nhập quốc tịch Việt Nam… Thường trú tại Việt Nam là thường xuyên sinh sống tại Việt Nam, luôn luôn tuân thủ pháp luật và phẩm chết đạo đức tốt là có quan niệm, quan điểm, tư tưởng, tình cảm về danh dự, cái thiện cái ác, nói cách khác là phải có đạo đức công vụ.
Có bằng cử nhân luật;
Điều kiện quan trọng đầu tiên là để trở thành công chứng viên bắt buộc cá nhân đó phải có bằng cử nhân luật tại các cơ sổ đào tạo luật không nhất thiết là chính quy có thể tại chức tại các trường như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật- Đại học Quốc Gia, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kiểm sát, Học viện Tòa án, Học Viện Tư Pháp,…
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
Khi đã có bằng cử nhân luật phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức như: Tòa án, Viện kiểm sát, văn phòng Luật sư, cơ quan Tư Pháp…
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
Theo Điều 9. Đào tạo nghề công chứng người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Ngoài ra việc đào tạo nghề công chứng còn được quy định chi tiết trong thông tư số 06/2015/TT-BTP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật công chứng, về cơ sở đào tạo; chương trình khung; công nhận tương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Theo khoản 2 điều 10 có quy định về người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong thời gian 3 tháng. Theo khoản 1 điều này quy định những người được miễn đào tạo gồm:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Ngoài ra khóa bồi dưỡng nghề công công chứng được quy định chi tiết trong thông tư số 06/2015/TT-BTP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật công chứng gồm đăng kí tham gia khóa bồi dưỡng; nội dung của khóa bồi dưỡng.
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
Theo Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng thì người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự. Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng
Để đáp ứng yêu cầu cũng như đặc thù công việc thì công chứng viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn về sức khỏe nhất định, đương nhiên công chứng viên đầu tiên phải có năng lực hành vi, không mắc các bệnh về thần kinh… nếu như người nào mà không đảm bảo về sức khỏe thì sẽ không được làm công chứng viên. Các điều kiện về sức khỏe sẽ do luật định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Tiêu chuẩn của công chứng viên”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
So với luật công chứng năm 2006, luật công chứng năm 2014 đã phần nào hoàn thiện và khắc phục được nhiều hạn chế thiếu sót và phù hợp với tình hình kinh tế-chính trị-văn hóa của nước ta hiên nay. Dựa trên tiêu chuẩn công chứng viên, pháp luật quy định một cách rất cụ thể người thực hiện công chứng và nói chung các quy định đó cũng khá đúng đắn và hợp lý. Việc miễn đào tạo công chứng là hạn chế luật công chứng năm 2006 nhưng đến luật mới đã thay vào đó là các đối tượng này phải qua các khóa bồi dưỡng.
Việc luật công chứng không quy định về tuổi hành nghề công chứng cũng là một điểm hạn chế, nếu công chứng viên cao tuổi sẽ hạn chế về sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu về tư duy về nghiệp vụ sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông. Việc miễn quá nhiều đối tượng không tham gia đào tạo cũng là một hạn chế do đây là công việc yêu cầu phải có độ chính xác cao, yêu cầu về độ nhạy cảm cũng cao nên việc việc chỉ bồi dưỡng đối với những đối tượng được ưu tiên này có thể chưa đáp ứng và đạt yêu cầu.