Chào Luật sư hiện nay quy định về những khoản tiền để tính thuế TNCN được quy định như thế nào? Trước đây tôi không có đóng thuế TNCN nhưng do vài tháng nay tôi có mở quán kinh doanh đồ ăn sáng cho những người xung quanh, công việc kinh doanh của tôi cũng khá thuận lợi và tình hình buôn bán cũng ổn. Hôm trước có cán bộ ghé nhà và nhắc nhở tôi đóng thuế TNCN. Tuy nhiên những khoản thu nhập thu được thì tôi có đi làm từ thiện. Tôi trích một phần thu nhập của mình để ủng hộ cho trẻ em nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. Vậy hiện nay những quy định liên quan đến khoản trừ khi tính thuế TNCN như thế nào? Hiện nay Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNCN không? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNCN chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Thuế thu nhập cá nhân hiện nay là gì?
Thuế thu nhập cá nhân hiện nay là khoản thu mà cá nhân có thu nhập cao sẽ nộp vào ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy hiện nay quy định liên quan đến khái niệm thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào? Có những ai sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành? Thuế thu nhập cá nhân có được tự tính hay không hay phải kê khai cho cơ quan có thẩm quyền? Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân hiện nay là:
Đóng thuế thu nhập cá nhân là việc một cá nhân nào đó phải thực hiện trích một khoản lương hoặc một khoản thu nhập nào khác nộp vào ngân sách nhà nước. Trong đó Thuế TNCN là một loại thuế trực thu, được đánh vào một số cá nhân có thu nhập cao và mức chịu thuế này sẽ do pháp luật quy định một cách rõ ràng.
2. Đối tượng nộp thuế
– Chủ thể là cá nhân cư trú và có thu nhập từ trong và ngoài của lãnh thổ Việt Nam nhưng phải thuộc 1 trong hai trường hợp là:
+ Thực tế có mặt ở Việt Nam nhiều hơn 183 ngày của một năm theo dương lịch hoặc là đủ 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu thực tế có mặt ở Việt Nam
+ Cá nhân có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam, trong đó nơi ở là nơi chủ thể đăng ký thường trú hoặc là nhà đi thuê mục đích để ở tại Việt Nam nhưng đảm bảo hợp đồng thuê này phải có thời hạn.
– Cá nhân không có cư trú nhưng có khoản thu nhập chịu thuế từ trong lãnh thổ của Việt Nam. Trong đó, cá nhân không có cư trú là cá nhân không đáp ứng đủ 1 trong các trường hợp trên về cá nhân cư trú.
Mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng là bao nhiêu?
Hiện nay mức đóng thuế thu nhập cá nhân là câu hỏi chung của nhiều người. Những ai có thu nhập cao đều sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Vậy đối với những người có thu nhập khác nhau thì mức đóng thuế TNCN này có khác hay chỉ áp dụng một khoản nhất định? Mức đóng thuế thu nhập cá nhân ít nhất hiện nay là bao nhiêu tiền? Những quy định liên quan đến mức thuế thu nhập cá nhân hiện nay có thể được hiểu gồm các vấn đề sau đây:
Tùy thuộc vào từng loại thu nhập và mức thu nhập tính thuế (tổng thu nhập trừ đi những khoản không tính thuế, khoản được miễn nếu có) mà mức thuế TNCN phải đóng như sau:
– Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Mức thuế TNCN phải đóng đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo lũy tiến từng phần. Nói cách khác, thu nhập tính thuế càng cao thì số thuế phải nộp càng cao (thuế suất càng cao), cụ thể gồm 07 bậc thuế: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và mức cao nhất là 35%.
– Đối với thu nhập khi chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng.
Tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công ra sao?
Hiện nay đa số thu nhập cá nhân là từ tiền lương tiền công. Tuy nhiên cũng có một số người làm chủ hay tự kinh doanh mà không phải đợi lãnh lương hay tiền công. Tuy nhiên đó chỉ là số ít hơn trong xã hội. Vậy đối với người lao động mà lãnh tiền lương tiền công thì quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân cho họ thế nào? Đối với những người làm công theo giờ thì hiện nay quy định liên quan đến tiền công của họ có được xem là thu nhập tính thuế hay không?
(1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
* Công thức tính thuế TNCN
Căn cứ Luật Thuế TNCN 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Theo đó, để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
– Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ [1]
Trong đó,
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn [2]
– Thuế suất:
Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần
Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNCN không?
Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNCN không được nhiều người đặt câu hỏi. Hiện nay ngày có càng nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho người, cho đời. Họ có tấm lòng rộng mở ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn trong đời sống. Tuy nhiên cũng có những cơ sở đã lợi dung việc này để khai gian hay trốn thuế. Vậy tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Thuế TNCN nộp thừa có được chuyển sang năm sau? Những quy định liên quan đến vấn đề này có thể được hiểu như sau:
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
“1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này”
Như vậy, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là một trong những khoản được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công nhưng phải đáp ứng điều kiện theo quy định, cụ thể:
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
– Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
– Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP (từ ngày 15/01/2020 được thay thế bởi Nghị định 93/2019/NĐ-CP) và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNCN không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như trích lục kết hôn bản sao …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký mã số thuế cá nhân online bao lâu có?
- Hóa đơn sai địa chỉ người mua có được khấu trừ thuế?
- Các khoản miễn thuế TNCN cho người nước ngoài là gì?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế thu nhập phải nộp, gồm:
Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến từng phần (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại)
Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế TNCN phải nộp khi bán đất được tính theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%
Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.