Hiện nay, nhu cầu lao động nước ngoài đang trở thành một xu thế được ưa chuộng do nhu cầu kinh tế của nhiều người. Nhiều người lao động thắc mắc, liệu có phải trả tiền môi giới cho doanh nghiệp đưa họ xuất khẩu lao động hay không? Tiền môi giới với người lao động khi làm việc ở nước ngoài là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Luật sư X giải đáp vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Thứ nhất
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thuộc một trong các đối tượng áp dụng của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020; quy định tại Điều 2; bao gồm:
– Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp); được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ hai
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên; cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Tiền môi giới với người lao động khi làm việc ở nước ngoài
Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 quy định về Tiền môi giới tại Điều 20 như sau:
“1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.
Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Doanh nghiệp dịch vụ đàm phán, quyết định mức tiền môi giới trong mức trần quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền môi giới, việc quản lý và sử dụng tiền môi giới.”
Tuy nhiên, việc thu tiền môi giới của người lao động lại thuộc các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Đây chính là một điểm mới được đông đảo công chúng đón nhận và hưởng ứng. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước dành cho lực lượng lao động khi làm việc ở nước ngoài, thể hiện quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Mức xử phạt khi thu tiền môi giới với người lao động khi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 45 Nghị định số 28/2020/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ khi thu, quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền môi giới không đúng quy định.
Xem thêm:
Hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hành vi bị cấm khi lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 với doanh nghiệp dịch vụ khi thu tiền môi giới của người lao động.
Sai. Căn cứ pháp lý khoản 8 Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.
Liên hệ Luật sư X
Hi vọng; bài viết “Tiền môi giới với người lao động khi làm việc ở nước ngoài” này; sẽ có ích đối với độc giả.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102