Biệt phái viên chức là các viên chức được cử đi làm các nhiệm vụ đặc biệt trong thời hạn nhất định. Chế độ tiền lương đối với viên chức được cử đi biệt phái có khác biệt gì so với viên chức thông thường?. Viên chức đi biệt phái có được hưởng phụ cấp khu vực, phụ cấp lâu năm và phụ cấp ưu đãi không? Phòng tư vấn pháp lý luật lao động của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc về vấn đề tiền lương và một số loại phụ cấp đối với biệt phái viên chức.
Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019;
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
- Nghị định 76/2019/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC;
- Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC;
- Thông tư 05/2005/TT-BNV;
- Thông tư 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
Nội dung tư vấn
Biệt phái viên chức là gì?
Điều 26 Luật viên chức hiện hành có quy định:
Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Như vậy, viên chức biệt phái là viên chức được người đứng đầu đơn vị mình cử đi làm nhiệm vụ ở đơn vị khác trong thời hạn nhất định. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác; và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Mức phụ cấp tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ khác nhau.
Vấn đề tiền lương của biệt phái viên chức
Luật viên chức hiện hành có quy định như sau: “Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.”
Viên chức biệt phái được trả lương theo mức lương dành cho cán bộ, chông chức, viên chức năm 2021.
Vấn đề phụ cấp công tác lâu năm của biệt phái viên chức
Đối tượng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm
- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Mức phụ cấp
Phụ cấp công tác lâu năm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
- Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
- Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
- Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Vấn đề về phụ cấp khu vực của biệt phái viên chức
Cách tính trả phụ cấp khu vực
- Phụ cấp khu vực được xác định; tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú; và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu; và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.
- Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng;
- Trường hợp đi công tác, đi học; điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên; thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng; kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.
Mức phụ cấp khu vực
Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực | = | Hệ sốphụ cấp khu vực | x | Mức lương tối thiểu chung |
Ví dụ 1. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đồng/tháng, thì các mức tiền phụ cấp khu vực thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp khu vực thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,1 | 29.000 đồng |
2 | 0,2 | 58.000 đồng |
3 | 0,3 | 87.000 đồng |
4 | 0,4 | 116.000 đồng |
5 | 0,5 | 145.000 đồng |
6 | 0,7 | 203.000 đồng |
7 | 1,0 | 290.000 đồng |
Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực | = | Hệ sốphụ cấp khu vực | x | Mức lương tối thiểu chung | x 0,4 |
Ví dụ 2. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đồng/tháng, thì các mức tiền phụ cấp khu vực của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số phụ cấp khu vực | Mức tiền phụ cấp khu vực thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,1 | 11.600 đồng |
2 | 0,2 | 23.200 đồng |
3 | 0,3 | 34.800 đồng |
4 | 0,4 | 46.400 đồng |
5 | 0,5 | 58.000 đồng |
6 | 0,7 | 81.200 đồng |
7 | 1,0 | 116.000 đồng |
Chi tiết về mức phụ cấp khu vực cho biệt phái viên chức, mời bạn tham khảo bài viết: Chính sách hưởng phụ cấp khu vực cho viên chức biệt phái
Vấn đề về phụ cấp trách nhiệm công việc của biệt phái viên chức
Đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
Mức phụ cấp
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,5 | 145.000 đồng |
2 | 0,3 | 87.000 đồng |
3 | 0,2 | 58.000 đồng |
4 | 0,1 | 29.000 đồng |
Chi tiết về đối tượng thuộc các mức từ 01 đến 04 được quy định tại khoản 2 mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV.
Trên đây là nội dung về Tiền lương và một số loại phụ cấp đối với biệt phái viên chức. Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ: phụ cấp khu vực do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành; trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan; đơn vị.
– Đối với các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; và các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính; phụ cấp khu vực do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán; và nguồn tài chính được giao tự chủ;
– Đối với các công ty nhà nước; phụ cấp khu vực được tính vào đơn giá tiền lương; và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.
Mức phụ cấp 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại:
– Các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Các trường chuyên biệt gồm: Trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú và trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.