Mỗi năm vào dịp cuối năm, tết đến xuân về thì nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ sang tiền chẵn của người dân cũng có sự gia tăng đáng kể. Vậy thắc mắc rằng tiền lẻ đổi tiền chẵn ở đâu là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi đó. Khi đổi tiền lẻ sang tiền chẵn như vậy thì có mất phí hay không? Đồng thời hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện nhiều trường hợp đổi tiền mới, tiền lẻ dịch vụ có thu lợi nhuận thì vấn đề này có vi pháp pháp luật hay không? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây để rõ hơn quy định của pháp luật nhé!
Căn cứ pháp lý
Tiền lẻ đổi tiền chẵn ở đâu?
Các ngân hàng nhà nước (như Agribank), ngân hàng thương mại (như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, Bidv, Sacombank) là nơi có nguồn tiền mới, tiền lẻ dồi dào để phục vụ đổi tiền mới phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của đại đa số người dân, khi có nhu cầu về đổi tiền mới, đổi tiền lẻ, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với các chi nhánh ngân hàng gần nhất để được đổi tiền mới, tiền lẻ.
Khi có nhu cầu cần đổi tiền mới tại ngân hàng hãy liên hệ trực tiếp với các chi nhánh ngân hàng để được đổi. Thông thường khi bạn đến các ngân hàng để đổi tiền mới hoặc đổi tiền lẻ bạn chỉ đổi được một số lượng ít tiền mới (vì nhu cầu đổi tiền mới lì xì dịp lễ Tết Nguyên đán rất lớn), để đổi được nhiều hơn nên phải chịu khó đi nhiều ngân hàng để đổi mỗi nơi 1 ít.
Trường hợp bạn là khách hàng thân thiết của ngân hàng (gởi tiết kiệm số lượng lớn) thì cũng có thể được ưu tiên đổi tiền mới số lượng nhiều nhé.
– Để lựa chọn ngân hàng có nhiều tiền mới, các bạn đừng ghé những chi nhánh nhỏ, hay phòng giao dịch của ngân hàng nhỏ, nhớ chọn điểm đến là các hội sở của các ngân hàng lớn, vì ở các hội sở là nơi tiền mới được ngân hàng nhà nước phân phối về trước tiên, sau đó tiền mới được chia lại cho các phòng giao dịch trong thành phố cũng như các tỉnh.
Đổi tiền lẻ tại ngân hàng có mất phí không?
Theo quy định, ngân hàng chỉ thực hiện đổi tiền lẻ trong các trường hợp tiền không đủ điều kiện để lưu thông. Tuy nhiên, có một số ngân hàng có hỗ trợ đổi tiền cũ lấy tiền mới, đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ không mất phí cho khách hàng.
Tuy nhiên, số lượng tiền lẻ mà mỗi nhân viên ngân hàng được cấp cũng chỉ giới hạn nhất định nên thường họ chỉ dùng để đổi cho khách hàng thân thiết của ngân hàng đó để tri ân khách hàng mỗi dịp cuối năm.
Do đó, khi đổi tiền tại ngân hàng thì sẽ không mất phí nhưng thường không phải khách hàng nào cũng được hỗ trợ đổi mỗi dịp Tết đến xuân về.
Đổi tiền lẻ dịp Tết kiếm lời, bị phạt thế nào?
Trong dịp Tết Nguyên đán những năm qua, ngân hàng Nhà nước chủ trương không phát hành tiền lẻ mệnh giá dưới 10.000 đồng. Đồng thời, cũng cấm nhân viên ngân hàng lợi dụng, tiếp tay đổi tiền lẻ ăn chênh lệch.
Đồng thời, theo Thông tư 25/2013/TT-NHNN, chỉ đổi tiền trong trường hợp tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (trừ trường hợp ngân hàng tri ân), nên mọi hành vi đổi tiền ăn chênh lệch, đổi tiền không đúng mệnh giá… đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đối tượng được cấp làm mất tiền mẫu; không thực hiện cấp cho các đối tượng được cấp tiền mẫu; không thu hồi tiền mẫu khi có thông báo đình chỉ lưu hành hoặc khi có yêu cầu;
c) Không mở, không ghi chép đầy đủ các loại sổ sách liên quan đến hoạt động an toàn kho quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng;
b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ban hành, niêm yết nội quy vào, ra kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt; không ban hành quy trình giao dịch tiền mặt nội bộ và giao dịch tiền mặt đối với khách hàng;
b) Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền;
c) Không có nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền;
d) Không thực hiện việc tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các thiết bị an toàn kho tiền, phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng kho tiền không đúng kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng cửa kho tiền không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, nếu thực hiện đổi tiền không đúng quy định sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần, tương đương là 40 – 80 triệu đồng.
Đổi tiền lẻ dịp Tết, cẩn thận bị sập bẫy tiền giả
Ngoài đổi tiền lẻ dịp Tết tại ngân hàng, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới cũng nở rộ trong mỗi dịp cận Tết. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, người dân có thể sập bẫy lừa đảo hoặc bị đổi bằng tiền giả hoặc bị tính giá chênh lệch rất cao.
Để nhận biết tiền giả, tiền thật, ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đưa ra một số phương pháp sau đây:
– Soi tờ giấy bạc trước nguồn sáng, vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra các chỗ in lõm, để nghiêng tờ tiền để kiểm tra màu mực, hình ẩn nổi, kiểm tra các cửa sổ trong suốt vì phần số mệnh giá tiền sẽ được in dập nổi và hình ẩn;
– Dùng kính lúp, đèn cực tím để kiểm tra các chứ in siêu nhỏ, các chỗ phát quang.
– Kiểm tra chất liệu in tiền. Thường tiền giả chất sẽ dễ bai, giãn, rách khi kéo, xé nhẹ ở cạnh, mục in thì dễ bong tróc.
– Có thể ra trực tiếp ngân hàng để kiểm tra tiền thật hay tiền giả.
Có thể bạn quan tâm:
- Về quê ăn Tết có phải test PCR trước không?
- Chính thức: Sẽ không bắn pháo hoa vào Tết Nguyên Đán 2022
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2022
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Tiền lẻ đổi tiền chẵn ở đâu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký bảo vệ thương hiệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Do nhu cầu đổi tiền vào ngày tết gia tăng nên để đổi tiền tại ngân hàng cần đáp ứng điều kiện như:
– Phải là thành viên VIP của ngân hàng
– Là khách hàng thân thiết của ngân hàng
– Là nhân viên ngân hàng
Căn cứ Khoản 2, Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ điểm d, Khoản 3, Điều 3, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
Ví dụ: Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng với cá nhân vi phạm thì cũng được quyền phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.