Chào luật sư hiện nay những quy định liên quan đến giải phóng mặt bằng thế nào? Hiện nay tôi có phần đất giải phóng mặt bằng nên chắc cũng được một khoản tiền. Hiện tại kinh tế đang khó khăn nên tôi định mang tiền đi gửi ngân hàng chứ không muốn đầu tư ở lĩnh vực nào. Tôi nói với bạn thì bạn tôi nói tiền giải phóng mặt bằng không gửi được Ngân hàng và rủ tôi đầu tư vào bất động sản đợi năm sau kinh tế ổn hơn rồi sẽ bán lại. Hiện nay quy định về việc tiền giải phóng mặt bằng hiện nay như thế nào? Theo quy định thì tiền giải phóng mặt bằng hiện nay được tính như thế nào? Tiền giải phóng mặt bằng được tính gồm những gì theo quy định hiện hành? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Về nội dung Tiền giải phóng mặt bằng không được gửi ngân hàng chúng tôii xin tư vấn đến bạn như sau:
Giải phóng mặt bằng và cách tính đền bù giải phóng mặt bằng
Hiện nay vấn đề giải phóng mặt bằng được nhiều người quan tâm. Vậy khái niệm về giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất có những quy định nào cần lưu ý. Khi tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng thì cách tính tiền này được thực hiện như thế nào? Những quy định liên quan đến khái niệm giải phóng mặt bằng và cách để tính được tiền đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay gồm có những vấn đề sau đây:
Giải phóng mặt bằng là quá trình di dời nhà cửa, cây cối, công trường và một bộ phận dân cư đến một phần đất cụ thể được chỉ định để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng công trình mới trên đó.
Giải phóng mặt bằng được thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, xây dựng công trình phục vụ mục đích công cộng, phát triển kinh tế – xã hội…
Về nguyên tắc đền bù giải phóng mặt bằng, tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định:
– Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện;
– Đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
Về cách tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, theo điểm d khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, giá đất cụ thể được quy định như sau:
- Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
- Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định, căn cứ theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.
Tóm lại, có thể thấy giá đất cụ thể làm căn cứ đền bù giải phóng mặt bằng do UBND cấp tỉnh quyết định, người dân khó có thể tự tính được chính xác thửa đất của mình được bồi thường bao nhiêu tiền khi bị thu hồi mà chỉ được thông báo giá bồi thường.
Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi được tính như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất
Hướng dẫn xử lý tiền bồi thường giải phóng mặt bằng về đất mới nhất
Hiện nay tiền giải phóng mặt bằng là khoản tiền tính cho người sử dụng đất khi thu hồi đất. Vậy hiện nay làm sao để tính được tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hay căn cứ để tính được tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thế nào? Tiền giải phóng mặt bằng đối với những loại đất khác nhau thế nào? Đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng có những nội dung gì? Sau đây là nội dung phân tích của chúng tôi hướng dẫn xử lý tiền bồi thường giải phóng mặt bằng về đất như sau:
Theo Điều 11 Thông tư 76/2014/TT-BTC (bổ sung tại Thông tư 332/2016/TT-BTC) hướng dẫn về xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng về đất như sau:
– Đối với trường hợp giao đất thông qua hình thức đấu giá, việc hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng do ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Đối với trường hợp giao đất không thông qua hình thức đấu giá, việc hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho ngân sách nhà nước do người được giao đất thực hiện và được nộp vào ngân sách nhà nước.
Số tiền này, người sử dụng đất được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) hoặc được tính vào vốn đầu tư của dự án (trong trường hợp người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất).
– Trường hợp người sử dụng đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì cơ quan tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định tại pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Trường hợp dự án đầu tư (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá theo quy định của Luật Đất đai 2013) có hình thức sử dụng đất hỗn hợp (giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất) mà nhà đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng thì việc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được tính theo từng loại diện tích.
Tiền giải phóng mặt bằng không được gửi ngân hàng đúng không?
Hiện nay tiền giải phóng mặt bằng được quan tâm nhiều. Sau khi nhận được số tiền giải phóng mặt bằng thì liệu có được tự tính tiền giải phóng mặt bằng hay không? Cơ quan nào sẽ tiến hành tính ra số tiền cụ thể giải phóng mặt bằng cho người dân? Nhiều người sẽ dùng số tiền này để đầu tư, đồng thời cũng có chủ thể chỉ muốn đầu tư an toàn. Họ có mong muốn được gửi tiền vào ngân hàng. Vậy hiện nay tiền giải phóng mặt bằng không được gửi ngân hàng được quy định như sau:
Ngày 18-5, UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xử lý số tiền giải phóng mặt bằng trong trường hợp tổ chức, cá nhân chưa nhận tiền (do chưa đồng ý với phương án bồi thường, hoặc do có tranh chấp nên phải chờ bản án có hiệu lực của tòa…).
Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn theo quy định mới nhất của Luật đất đai 2013 và một số văn bản pháp luật khác, tất cả trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa nhận tiền từ ngày 1-10-2009 trở lại đây thì số tiền đó phải gửi vào tài khoản tạm giữ của kho bạc nhà nước (không lãi suất), không được gửi vào ngân hàng thương mại (có lãi suất).
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trước đây do quy định pháp luật chưa rõ ràng nên nhiều địa phương, trong đó có Bình Dương, đã lấy tiền giải phóng mặt bằng mà người dân chưa nhận gửi ngân hàng để sau này khi người dân nhận tiền sẽ được hưởng khoản lãi này (có trường hợp tiền lãi có thể lên tới hàng tỉ đồng…).
Tuy nhiên, một cán bộ tài chính của tỉnh Bình Dương cho rằng tiền giải phóng mặt bằng trong trường hợp người dân chưa nhận thì vẫn là tiền ngân sách, vì vậy theo quy định mới buộc phải gửi kho bạc để đảm bảo an toàn.
UBND tỉnh Bình Dương cho biết sau khi nhận được hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND tỉnh đã có văn bản hướng dẫn các huyện, thị và chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh trước đó đã mở tài khoản tại ngân hàng thương mại thì rút toàn bộ cả gốc lẫn lãi nộp sang kho bạc nhà nước, với tổng số tiền đã chuyển từ ngân hàng sang kho bạc là hơn 116 tỉ đồng.
Quy định về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng
Hiện nay quy định về việc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Vậy cụ thể thẩm quyền này dược phân công cho những cá nhân hay tập thể nào? Làm sao để cho hoạt động giải phóng mặt bằng vừa đúng luật mà vừa đúng với những điều kiện trên thực tế và phù hợp với mong muốn của người dân? Những quy định về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay là:
Quy định về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi theo Điều 68 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
– Đất đã thu hồi được giao để quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:
+ Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 Luật Đất đai 2013 thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý;
+ Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
Trường hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề “Tiền giải phóng mặt bằng không được gửi ngân hàng đúng không?” chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tiền giải phóng mặt bằng không được gửi ngân hàng đúng không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đăng ký bảo vệ thương hiệu… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 2023
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi thôn qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất.
– Trường hợp diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có đất bị thu hồi sau khi tranh chấp được giải quyết.