Sức khỏe là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người. Tuy nhiên hiện nay xảy ra không ít sự cố khi khám, chữa bệnh; mà nguyên nhân lại là do chính người khám, chữa bệnh gây ra. Mới đây nhất đã xảy ra một vụ việc tiêm nhầm Covid 19. Cụ thể: “Theo đó, vào ngày 3/11/2021, Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội; tổ chức tiêm chủng cho các cháu; có độ tuổi từ 01 tháng đến 06 tháng tuổi. Trong quá trình tiêm chủng; đã xảy ra sự cố tiêm nhầm vaccine Comirnaty ngừa Covid -19 của hãng Pfizer-BioNtech cho 18 trẻ từ 02 đến 06 tháng tuổi.” Vậy Tiêm nhầm vacxin Covid 19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi Tiêm nhầm vacxin Covid 19 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất; pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự 2015
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
Mặt khách quan của tội phạm
– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây:
+ Có hành vi vi phạm các quy định về khám bệnh.
+ Có hành vi vi phạm các quy định về chữa bệnh.
+ Có hành vi vi phạm các quy định vể sản xuất thuốc.
+ Có hành vi vi phạm các quy định về cấp phát thuốc.
+ Có hành vi vi phạm các quy định về thực hiện các dịch vụ y tế khác (như các dịch vụ xét nghiệm, chụp X quang…).
– Dấu hiệu khác.
Hành vi nêu trên dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác (xem giải thích tương tự tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện điều khiển giao thông đường bộ) hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý về dịch vụ y tế của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong lĩnh vực y tế.
Tiêm nhầm vacxin Covid 19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Có các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xử phạt hành chính
Khoản 4 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định
Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm chủng đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng;
– Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.
Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Cấp nhầm thuốc bị xử phạt như thế nào?
Người thực hiện cấp phát thuốc cho người bệnh; có thể bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cấp nhầm thuốc cho người bệnh; với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định 117/2020/ NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốc khi kê đơn thuốc theo quy định của pháp luật;
b) Không kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
c) Không đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm luợng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc khi cấp phát thuốc cho người bệnh…”
Giải quyết vấn đề
Hành vi Tiêm nhầm vacxin Covid 19 của trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang trong quá trình điều tra làm rõ. Nếu có Kết luận giám định của Cơ quan chuyên môn về hậu quả nghiêm trọng xảy ra; thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Điều 315 Bộ luật hình sự 2015.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Tiêm nhầm vacxin Covid 19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Sử dụng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tiêm nhầm vacxin Covid 19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? “.Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Chuẩn bị phạm tội là trường hợp một người đã chuẩn bị, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội. Nói một cách dễ hiểu hơn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của hành động phạm tội.
Miễn trách nhiệm hình sự khi có điều kiện tại điểm a khoản 1 điều 29 BLHS 2015:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án
Trong giai đoạn xét xử thì thẩm quyền này thuộc về tòa án. Nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử rồi mới xuất hiện các tình tiết này thì viện kiểm sát có thể rút quyết định truy tố và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án
Người 15 tuổi khi thực hiện hành vi vô ý gây thương tích mặc dù không phải chịu trách nhiệm hình sự tuy nhiên vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp này người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ là người quản lý ( cha, mẹ) của người thực hiện hành vi.