Công nghệ đang tạo ra ảnh hưởng to lớn lên tất cả các ngành và lĩnh vực đời sống; đặc biệt đó là sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử. Đây là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn phạm vi, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Vậy thương mại điện tử là gì, và các chủ thể gồm những ai? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử Theo Luật giao dịch điện tử Thương mại điện tử bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax,…. TMĐT bị hạn chế trong phạm vi giao dịch với khách hàng và thực hiện thanh toán thông quan Internet.
Đặc điểm của thương mại điện tử
Trong TMĐT, các bên giao dịch không tiếp xúc trực tiếp và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Còn TMĐT cho phép mọi người ở bất cứ nơi đâu đều có thể tham gia, hay cũng có thể kết nối đối với các đối tác từ bất cứ nơi nào.
Trong thương mại điện tử không tồn tại khái niệm “biên giới quốc gia” như trong thương mại truyền thống, do vậy, đây chính là thị trường mở, thị trường toàn cầu.
Trong TMĐT, mạng lưới thông tin là thị trường kinh doanh và từ đó, nhiều loại hình kinh doanh được ra đời. TMĐT có thể được thực hiện trên các website điện tử trên máy tính, laptop hoặc các ứng dụng trên điện thoại di động.
Hoạt động giao dịch điển từ có sự tham gia của bên thứ ba. Ngoài những chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như quan hệ giao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện thêm bên thứ ba; đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thứ… Đó là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT.
Các loại hình giao dịch rất đa dạng: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng; giao dịch giữa doanh nghiệp với Chính phủ, giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau,…
Các mô hình thương mại điện tử
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đề cập đến việc trao đổi điện tử các sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin giữa các doanh nghiệp. Đây là mô hình TMĐT gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Ví dụ bao gồm các thư mục trực tuyến và các trang web trao đổi sản phẩm và cung cấp cho phép doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và thông tin và bắt đầu giao dịch thông qua giao diện mua sắm điện tử.
Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C)
TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng là bộ phận bán lẻ của TMĐT trên internet. Đó là khi doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngày nay, có vô số cửa hàng và trung tâm ảo trên internet bán tất cả các loại hàng tiêu dùng. Ví dụ được công nhận nhất của các trang web này là Amazon, công ty thống trị thị trường B2C.
Người tiêu dùng với Người tiêu dùng (C2C)
Đây là một mô hình TMĐT trong đó người tiêu dùng trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin với nhau trực tuyến. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua một bên thứ ba cung cấp một nền tảng trực tuyến mà các giao dịch được thực hiện.
Người tiêu dùng với Doanh nghiệp (C2B)
C2B là một loại mô hình TMĐT trong đó người tiêu dùng làm cho sản phẩm và dịch vụ của họ có sẵn trực tuyến để các công ty đấu thầu và mua. Điều này trái ngược với mô hình thương mại truyền thống của B2C.
Chủ thể thương mại điện tử
Chủ thể của hoạt động trong TMĐT được chia thành năm nhóm chính, đó chính là:
- Nhóm người sử hữu website TMĐT để bán hàng;
- Nhóm cung cấp dịch vụ TMĐT;
- Nhóm người bán;
- Nhóm là khách hàng và nhóm cung cấp hạ tầng.
Bên cạnh đó, còn có thể có sự tham gia của các chủ thể là cơ quan, tổ chức chứng thức, hoặc giám sát đảm bảo đảm an toàn trong TMĐT. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; hoặc thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư; lập chi nhánh, văn phòng đại diện; hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam là những chủ thể tham gia vào TMĐT, đóng các vai trò khác nhau của hoạt động nêu trên.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa; và thương mại dịch vụ; các hoạt động truyền thống và các hoạt động mới . TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Chi phí khởi nghiệp của cổng thương mại điện tử rất cao.
Có nguy cơ thất bại cao
Thương mại điện tử có thể cảm thấy không cá nhân
An ninh
TMĐT cung cấp cho người bán một phạm vi toàn cầu; xóa bỏ rào cản về địa lý. Bây giờ người bán và người mua có thể gặp nhau trong thế giới ảo; không gặp trở ngại về vị trí.